Trên cơ sở phân tích đặc điểm sạt lở bồi tụ bờ, cửa sông, ven biển khu vực Nam Bộ, bài viết trình bày các tiếp cận phương pháp nghiên cứu và các giải pháp bảo vệ bờ. Các giải pháp bảo vệ bờ được đề cập dựa trên khoa học công nghệ trong nghiên cứu, thiết kế, thi công với việc ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới. Bên cạnh đó các nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị bảo vệ bờ cho một số khu vực đại diện cho các vùng cửa sông ven biển Nam Bộ được đề cập như là một. | Trang tin điện tử Hội Đập lớn Việt Nam NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BẢO VỆ BỜ KHU VỰC CỬA SÔNG VEN BIEN nam bộ . HOÀNG VÀN HUÂN1 Tóm tắt Trên cơ sở phân tích đặc điểm sạt lở bồi tụ bờ cửa sông ven biển khu vực Nam Bộ bài viết trình bày các tiếp cận phương pháp nghiên cứu và các giải pháp bảo vệ bờ. Các giải pháp bảo vệ bờ được đề cập dựa trên khoa học công nghệ trong nghiên cứu thiết kế thi công với việc ứng dụng công nghệ mới vật liệu mới. Bên cạnh đó các nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị bảo vệ bờ cho một số khu vực đại diện cho các vùng cửa sông ven biển Nam Bộ được đề cập như là một ứng dụng thực tế trong sản xuất. 1. Đặc điểm tình hình sạt lở bồi tụ bờ khu vực cửa sông ven biển Nam Bộ Trong tổng số chiều dài đường bờ biển có 400km bờ phía đông phía tây dài 350km theo tài liệu hơn 100 năm quan trắc 1885-2000 diễn biến bờ biển Nam Bộ có thể chia ra các kiểu đường bờ Kiểu bờ tương đối Ổn định Bên bờ phía đông kiểu này chiếm 20 đoạn đường dài nhất là 45km từ Vĩnh Châu Sóc Trăng đến Vĩnh Thuận Bạc Liêu các đoạn khác dài không quá 10m. Phía bờ tây kiểu dạng bờ ổn định chiếm 60 . Đoạn dài nhất từ sông Ong Đốc đến gần vịnh Rạch Giá trên 70 km đoạn từ Hà Tiên đến vịnh Cây Dương dài trên 30km. Kiểu bờ hội tụ Bờ phía đông chỉ có tổng cộng 115km tập trung ở một số cửa sông Cửu Long cửa Tiểu cửa Ba Tri Thạnh Phú. Bờ biển phía tây kiểu dạng bờ bồi có chiều dài 118km mỗi năm lấn ra 25-30 m có chỗ đến 80m năm ví dụ như bờ biển phía tây Cà Mau có tốc độ lấn biển 50-80m năm mỗi năm tạo ra bãi bồi trên 120ha. Kiểu bờ xói lở Bên bờ phía đông dài gần 100 km phía tây dài 100 km. Đoạn bờ xói lở dài nhất là cửa Gành Hào đến cửa rạch Đường Keo trong đoạn này ở khu vực Bồ Đề có tốc độ xói lở 30-50m năm. Kiểu bờ xói lở hỗn hợp Tập trung phía đông với tổng chiều dài 65km và thường xảy ra ở vùng gần một số cửa sông Cửu Long như Bình Đại Bến Tre từ năm 1885 đến năm 1940 đoạn này lấn ra biển 2 2km. Từ năm 1940 đến năm 1965 bị lở vào sâu 0 8km sau đó tương đối