Bài báo trình bày tóm tắt kết quả tính toán đánh giá phân bố xác suất phát điện của thuỷ điện bậc thang Sơn La – Hoà Bình (SL-HB) theo mô hình ngẫu nhiên và kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo như đã trình bày trong [TK1] và [TK2]. Chuỗi dữ liệu dòng chảy hơn một trăm năm (từ 1903 đến 2007) của sông Đà đo tại trạm thuỷ văn Pa Vinh và trạm thuỷ văn Hoà Bình được dùng để tìm hàm phân phối xác suất dòng chảy thích hợp cho các Input data. Một điều cần nhấn mạnh là, nếu có những nhà. | ĐÁNH GIÁ PHÂN BỐ XÁC SUẤT PHÁT ĐIỆN THUỶ ĐIỆN BẬC THANG SƠN LA - HOÀ BÌNH Trần Trí Dũng Giới thiệu Bài báo trình bày tóm tắt kết quả tính toán đánh giá phân bố xác suất phát điện của thuỷ điện bậc thang Sơn La - Hoà Bình SL-HB theo mô hình ngẫu nhiên và kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo như đã trình bày trong TK1 và TK2 . Chuỗi dữ liệu dòng chảy hơn một trăm năm từ 1903 đến 2007 của sông Đà đo tại trạm thuỷ văn Pa Vinh và trạm thuỷ văn Hoà Bình được dùng để tìm hàm phân phối xác suất dòng chảy thích hợp cho các Input data. Một điều cần nhấn mạnh là nếu có những nhà máy thuỷ điện phía trên Sơn La thuộc thì kết quả tính toán có thể khác đi vì khi đó dữ liệu dòng chảy vào hồ Sơn La sẽ phụ thuộc vào quy tắc vận hành của nhà máy thuỷ điện nằm trên nó. Chính vì vậy khi đánh giá hoặc bàn về quy tắc điều tiết thuỷ điện bậc thang Sơn La - Hoà Bình ta cần phải biết hành vi hay quy trình vận hành của ít nhất một nhà máy thuỷ điện gần nhất phía trên Sơn La nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Để đánh giá phân bố xác suất phát điện của thuỷ điện bậc thang Sơn La - Hoà Bình tác giả bài báo dùng software mô phỏng Monte Carlo ModelRisk Standard 1. Tác giả sẵn sàng thảo luận những kết quả tính toán với bạn đọc quan tâm E-Mail tridung@. 1. Mức đảm bảo vs độ rủi ro Như đã trình bày trong TK2 và TK3 ưu thế hay điểm mạnh của mô hình ngẫu nhiên và mô phỏng Monte Carlo là các kết quả đầu ra outputs không phải chỉ là 1 giá trị mà là một miền giá trị tức là một tập n giá trị với n là số lần mô phỏng chẳng hạn nếu n thì khi đó mỗi output sẽ có giá trị khác nhau được xắp xếp từ trái sang phải theo từng nhóm bin có giá trị tăng dần từ min đến max dưới dạng phân bố tần xuất tương đối Hình 1a hoặc phân bố tần xuất tương đối cộng dồn Hình 1b . Ta sẽ dùng hình 1a 1b để giải thích mức đảm bảo đối lập với độ rủi ro . Trên Hình 1a có 50 bin miền giá trị hay độ rộng của mỗi bin bằng max-min 50 trục tung biểu thị tần xuất tương đối của