Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km. Vào năm 1997, huyện có diện tích 714 km², số dân là người, gồm các dân tộc Kinh (80%), Khmer và Chăm. Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An. | Cần Giờ Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km. Vào năm 1997, huyện có diện tích 714 km², số dân là người, gồm các dân tộc Kinh (80%), Khmer và Chăm. Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An. Diện tích của huyện là 704,2 km²[2]. Địa hình chia cắt bởi sông, rạch, không có nước ngọt. Rừng sác và đước, đất rừng chiếm 47,25% diện tích. Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là khu rừng ngập mặn Cần Giờ. Huyện này có 69 cù lao lớn nhỏ. Rừng Cần Giờ Lịch sử Thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn huyện Cần Giờ gồm hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên, thuộc tỉnh Phước Tuy. Quận Quảng Xuyên được thành lập ngày 29/1/1959, gồm các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, và Lý Nhơn. Ngày 9/9/1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chuyển hai quận này sang tỉnh Biên Hòa. Về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì huyện Cần Giờ thuộc tỉnh Gia Định cũ. Sau khi đất nước thống nhất, huyện thuộc tỉnh Đồng Nai (1976–78) với tên gọi là huyện Duyên Hải. Ngày 28 tháng 2 năm 1978 huyện Duyên Hải được sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 18 tháng 12 năm 1991 huyện đổi tên thành Cần Giờ. Huyện có GDP thấp nhất của TP HCM. Biển Cần Giờ Chùa Huyện Cần Giờ có 8 ngôi chùa; 2 chùa thuộc phái Tịnh Độ Cư sĩ; Chỉ có Chùa Hải Đức (xã Cần Thạnh), Chùa Quang Minh Như Lai (xã Bình Khánh) và Chùa Nhơn Hòa (xã Lý Nhơn) là có tu sĩ trụ trì. Chùa Thạnh Phước (Chùa Cây Me) ở xã Cần Thạnh là chùa cổ hơn cả. ^ Theo Tập bản đồ Hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Bản đồ, 9/2005. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia