Thông tư 57/2003/TT-BTC về việc hướng dẫn cơ chế thanh toán hàng hoá và dịch vụ trả nợ cho Liên bang Nga thay thế cho Thông tư số 10/2001/TT-BTC ngày 30/1/2001 của Bộ Tài chính | BỘ TÀI CHÍNH Số 57 2003 TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 13 tháng 6 năm 2003 THÔNG TƯ CỦABỘ TÀI CHÍNH SỐ 57 2003 TT-BTC NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ THANH TOÁN HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ TRẢ NỢ CHO LIÊN BANG NGA THAY THẾ CHO THÔNG TƯ SỐ 10 2001 TT-BTC NGÀY 30 1 2001 CỦA BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về xử lý nợ của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Liên bang Nga và Nghị định thư giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về cơ chế trả nợ ký ngày 13 9 2000 dưới đây gọi tắt là Hiệp định và Nghị định thư . Căn cứ vào tình hình thực tế triển khai cơ chế thanh toán hàng hoá và dịch vụ trả nợ Liên bang Nga đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và qui định tại Thông tư số 10 2001 TT-BTC ngày 30 1 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế thanh toán hàng hoá và dịch vụ trả nợ cho Liên bang Nga. Bộ Tài chính hướng dẫn lại cơ chế thanh toán hàng hoá hoặc dịch vụ trả nợ cho Liên bang Nga theo Hiệp định và Nghị định thư như sau I. CƠ CHẾ TRẢ NỢ CHO LIÊN BANG NGA 1. Hàng năm vào hai kỳ trả nợ theo Hiệp định 15 1 và 15 7 Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền vào Tài khoản trả nợ mở tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank để làm nguồn thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá hoặc dịch vụ trả nợ cho Liên bang Nga. Thể thức hạch toán Tài khoản trả nợ nói trên do Bộ Tài chính và Vietcombank thoả thuận. 2. Căn cứ vào lịch trả nợ qui định tại Hiệp định hàng năm phía Liên bang Nga sẽ tổ chức các đợt lựa chọn và thông báo cho phía Việt Nam tên các tổ chức Nga được uỷ quyền nhập khẩu hàng hoá hoặc dịch vụ từ Việt Nam trong năm đó đợt thông báo cuối cùng không chậm hơn 1 11 hàng năm. 3. Trong khuôn khổ kim ngạch trả nợ đã được phía Liên bang Nga thông báo các tổ chức được uỷ quyền của Liên bang Nga được tự do lựa chọn mặt hàng dịch vụ và đối tác là các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế để ký kết các