Tham khảo tài liệu 'lý thuyết dược học: khương hoạt', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | KHƯƠNG HOẠT Xuất Xứ Thần Nông Bản Thảo. Tên Khác Hồ Vương Sứ Giả Khương Thanh Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển Tây Khương Hoạt Xuyên Khương Hoạt Đông Dược Học Thiết Yếu . Tên Khoa Học Notopterygium incisium Ting. Họ Khoa Học Họ Hoa Tán Apiaceae . Mô Tả Cây sống lâu năm cao khoảng 0 5-1m toàn cây có mùi thơm không phân nhánh phái dưới thân hơi có mầu tím. Lá mọc so le kép lông chim phiến lá chia thùy mép có răng cưa. Mặt trên mầu tím nhạt mặt dưới mầu xanh nhạt phía dưới cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Hoa rất nhỏ mầu trắng họp thành hình tán kép. Quả bế đôi hình thoi dẹt màu nâu đen hai mép và lưng phát triển thành rìa. Thân rễ to thô có đốt. Địa Lý Chủ yếu có ở Tứ Xuyên Cam Túc Thanh Hải Trung Quốc . Có di thực vào Việt Nam nhưng chưa phát triển nhiều. Thu Hái Sơ Chế Về mùa Thu đào cắt bỏ rễ tơ phơi hoặc sấy. Bộ Phận Dùng Thân rễ và rễ Rhizoma Notoptergyii . Rễ có đầu mấu cứng như đầu con tằm to khô thịt nâu đậm xốp nhẹ. Mô tả dược liệu Tằm Khương Là thân rễ ở dưới đất của cây Khương hoạt giống hình con Tằm hình trụ tròn hoặc hơi cong dài 3 3-10cm đường kính 0 6-2cm. Phần đỉnh có gốc của thân cây mặt ngoài mầu nâu có nhiều đốt vòng chi chít lồi lên trên đốt có nhiều vết nổi lên như cái bướu. Chất nhẹ xốp dễ bẻ gẫy mặt gẫy không phẳng có văn hoa rỗng lớp ngoài da mầu đỏ nâu ở giữa mầu trắng vàng nhạt có điểm chấm đỏ. Có mùi thơm đặc biệt vị hơi đắng tê. Điều Khương là rễ Khương hoạt hình trụ tròn hoặc phân nhánh dài 3 3-16 6cm đường kính 0 3-1 6cm. Mặt ngoài mầu nâu có vân dẹt và vết cắt của rễ tơ nổi lên như cục bướu. Đoạn trên hơi to có đốt tròn thưa lồi lên. Chất xốp dòn dễ bẻ gẫy mặt gẫy không thấy rõ điểm chấm đỏ. Mùi vị hơi nhẹ thoang thoảng Dược Tài Học . Bào Chế Thấm nước cho mềm đều thái phiến mỏng phơi khô Đông Dược Học Thiết Yếu . Bảo Quản Tránh nóng để nơi khô mát. Thành Phần Hóa Học Angelical Trung Dược Học . Isoimperatorin 0 38 Cnidilin 0 34 Notoperol 1 2 Bergapten 0 009 Demethylfuropinnarin 0 012 5-Hydroxy-8 3 3 -Dimethylallyl -Psoralen .