Tham khảo tài liệu 'bài giảng thanh toán quốc tế_c1', tài chính - ngân hàng, ngân hàng - tín dụng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | BÀI GIẢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ Giảng viên TS. Phan Thị Minh Lý Khoa Kế toán - Tài chính Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Thời lượng 45 tiết Huế tháng 8 năm 2006 MỞ ĐẦU Thanh toán quốc tế là một trong những học phần bổ trợ thuộc nội dung đào tạo cử nhân kinh tế kế toán kiểm toán và tài chính-ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế. Nó cung cấp những kiến thức mang tính chất bổ sung cho kiến thức chuy ên ngành đề cập đến những khía cạnh chủ yếu có liên quan đến thanh toán quốc tế bao gồm hối đoái và các nghiệp vụ hối đoái các phương tiện thanh toán quốc tế các phương thức thanh toán quốc tế và các điều kiện thanh toán quốc tế. Tập bài giảng Thanh toán quốc tế này được biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế. Ngoài ra tác giả hy vọng nó sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực thanh toán quốc tế. Tuy nhiên do trình độ có hạn tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của bạn đọc. Tháng 8 năm 2006 Phan Thị Minh Lý Khoa Kế toán - Tài chính Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế 2 Chương 1 Giới thiệu tổng quát về môn học Thanh toán quốc tế 2 tiết Mục tiêu của chương Trình bày khái niệm đặc điểm và vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế cũng như hiểu một cách tổng quát các nội dung chủ yếu liên quan cần nghiên cứu trong môn học Thanh toán quốc tế từ đó giúp cho người học có cái nhìn khái quát về môn học này. . Khái niệm và đặc điểm của Thanh toán quốc tế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay các mối quan hệ kinh tế chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú đa dạng với quy mô ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên tình trạng tài chính của mỗi nước có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc tế các đối tác ở các .