a- Đại cương Dị vật trong tai thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi chơi đã tự đút vào (hạt bắp, hạt đậu ) hoặc một số mảnh vụn, bụi lọt vào tai, hoặc do một số côn trùng (kiến, dán ) bò, chui vào tai khi ngủ dưới đất. Thường các dị vật tự bản chất không gây nên nguy hiểm gì nhưng chính những cách lấy dị vật ra không đúng cách có thể gây biến chứng, tổn hại nặng hơn. b- Triệu chứng Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau: 1- Loại Dị Vật Bất Động:. | DỊ VẬT TRONG TAI a- Đại cương Dị vật trong tai thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là khi chơi đã tự đút vào hạt bắp hạt đậu. hoặc một số mảnh vụn bụi. lọt vào tai hoặc do một số côn trùng kiến dán. bò chui vào tai khi ngủ dưới đất. Thường các dị vật tự bản chất không gây nên nguy hiểm gì nhưng chính những cách lấy dị vật ra không đúng cách có thể gây biến chứng tổn hại nặng hơn. b- Triệu chứng Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau 1- Loại Dị Vật Bất Động Hạt thóc hạt bắp. có thể ở trong tai khá lâu mà không gây biến chứng gì. Nếu dị vật khá to gây bít kín tắc ống tai làm cho tai bị ù nghe kém hoặc gây cảm giác đau ho do phản xạ kích thích nhánh tai của dây thần kinh Phế Vị . 2- Loại Dị Vật Cử Động Kiến ruồi. khi vào tai bò chạy vào trong ống tai gây nên tiếng sột soạt cắn vào da mỏng trong ống tai chạm vào màng nhĩ gây rát đau tai có khi chóng mặt. Các dị vật sống này nếu không biết cách xử lý tốt có thể gây biến chứng bị cắn đâm rách màng nhĩ. c- Điều trị Loại bất động . Dùng nước ấm 370C bơm vào thành trên ống tai tia nước sẽ đi theo thành trên ống tai ra phía sau dị vật và đẩy dị vật từ trong ống tai ra ngoài. Ghi chú . Không bơm nước tia thẳng vào dị vật vì có thể làm dị vật bị đẩy sâu vào trong hơn. . Không nên bơm nước vào tai nếu dị vật thuộc loại thấm nước vì sẽ gây nên phình to hơn. . Dùng dụng cụ kẹp gắp. để gắp dị vật ra. . Nếu dị vật mềm bông gòn giấy. có thể dùng cặp gắp kéo ra. . Nếu dị vật cứng tròn dùng kẹp gắp có thể bị trơn và đẩy dị vật vào sâu hơn. Trường hợp này dùng cây móc hoặc móc dái tai luồn sát thành ống tai ra phía sau dị vật nhẹ nhàng kéo ra. Loại Cử Động . Nếu chúng còn sống không nên gắp ra ngay đụng vào chúng càng chui sâu hơn vừa khó lấy ra vừa đau. Loại Dán thường chui đầu vào trước ngạnh và gai chân bị vướng nên không sao chui ra được. Có trường hợp Dán bị gắp đứt cả bụng và chân mà vẫn mắc đoạn thân ở lại chúng càng phản ứng và cào xước da ống tai màng nhĩ. Trường hợp này cần phải làm cho côn trùng sợ và chui ra hoặc giết chết bằng cách .