Thủy lực 2 ( Nxb Nông nghiệp ) - Chương 15

Nối tiếp và tiêu năng ở hạ lưu công trình A- Nối tiếp dòng chảy ở hạ lưu công trình Dòng chảy từ thượng lưu đập tràn hay qua cửa van nối tiếp với dòng chảy của kênh dẫn sau công trình bằng hai hình thức chủ yếu: 1. Hình thức nối tiếp ở trạng thái chảy đáy (hình 15-1). Trạng thái chảy đáy là trạng thái mà lưu tốc lớn nhất của dòng chảy xuất hiện ở gần đáy kênh dẫn. 2. Hình thức nối tiếp ở trạng thái chảy mặt (hình 15-2). Trạng thái chảy mặt là trạng thái. | Chương XV NỐI TIẾP VÀ TIÊU NĂNG Ở HẠ Lưu CÔNG TRÌNH A- NỐI TIẾP DÒNG CHẢY Ở HẠ Lưu CÔNG TRÌNH Dòng chảy từ thượng lưu đập tràn hay qua cửa van nối tiếp với dòng chảy của kênh dẫn sau công trình bằng hai hình thức chủ yếu 1. Hình thức nối tiếp ở trạng thái chảy đáy hình 15-1 . Trạng thái chảy đáy là trạng thái mà lưu tốc lớn nhất của dòng chảy xuất hiện ở gần đáy kênh dẫn. 2. Hình thức nối tiếp ở trạng thái chảy mặt hình 15-2 . Trạng thái chảy mặt là trạng thái mà lưu tốc lớn nhất của dòng chảy không xuất hiện ở gần đáy kênh dẫn mà ở gần mặt tự do. 169 Trạng thái chảy mặt chỉ có thể xảy ra trong điều kiện là ở chân công trình về phía hạ lưu có bậc thẳng đứng hình 15-2 Để đơn giản vấn đề ta xét trường hợp kênh dẫn lăng trụ dòng chảy trong kênh chảy đều với độ sâu bình thường hh. 15-1. NỐI TIẾP cHẢy ĐÁy Để ngắn gọn ta gọi hình thức nối tiếp ở trạng thái chảy đáy là nối tiếp chảy đáy. Tùy theo độ dốc của đáy kênh dẫn dòng chảy thường ở hạ lưu có thể là chảy êm khi i ik . Vì thế nối tiếp chảy đáy ở hạ lưu công trình có thể gặp hai trường hợp 1. Tr ờng hỢp 1 Dòng chảy ở hạ lưu là dòng chảy êm mặt cắt của dòng chảy khi đi qua công trình bị thu nhỏ dẩn và lúc dòng chảy đổ xuống hạ lưu thì hình thành mặt cắt co hẹp ký hiệu là mặt cắt C-C . Mặt cắt co hẹp ở gẩn chân công trình tại đó lưu tốc đạt trị số lớn nhất độ sâu tương ứng gọi là độ sâu co hẹp ký hiệu hc. Độ sâu co hẹp luôn luôn bé hơn độ sâu phân giới hc hk . Như vậy dòng chảy qua công trình xuống kênh dẫn là dòng chảy xiết hình 15-3 . Sự nối tóp dòng chảy xiết với dòng chảy êm bắt buộc phải qua nước nhảy. Bây giờ ta nghiên cứu dạng và vị trí của nước nhảy. Dạng và vị trí của nước nhảy phụ thuộc vào năng lượng đơn vị của mặt cắt co hẹp và mặt cắt có độ sâu bình thường của dòng chảy trong lòng dẫn hạ lưu. 170 Với cùng một lưu lượng đơn vị độ sâu co hẹp càng bé lưu tốc càng lớn thì năng lượng đơn vị của mặt cắt càng lớn càng có khả năng đẩy nước nhảy ra xa công trình. Ngược lại độ sâu bình thường càng lớn năng lượng dự .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.