Điều kiện này nói lên mối quan hệ giữa hai khu vực trong tái sản xuất mở rộng. Thứ hai: Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải đủ trang bị cho tư bản bất biến và tư bản bất biến phụ thêm ở cả hai khu vực. I (c + v + m) = I (c + c1) + II (c + c1) Có như vậy cả hai khu vực sản xuất của xã hội mới đủ tư liệu sản xuất và tư liệu sản xuất phụ thêm. Điều kiện này nói lên vai trò của. | I v v1 m2 II c c1 Điều kiện này nói lên mối quan hệ giữa hai khu vực trong tái sản xuất mở rộng. Thứ hai Toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải đủ trang bị cho tư bản bất biến và tư bản bất biến phụ thêm ở cả hai khu vực. I c v m I c c1 II c c1 Có như vậy cả hai khu vực sản xuất của xã hội mới đủ tư liệu sản xuất và tư liệu sản xuất phụ thêm. Điều kiện này nói lên vai trò của khu vực I trong tái sản xuất mở rộng. Thứ ba Toàn bộ giá trị mới của hai khu vực phải bằng giá trị sản phẩm của khu vực II và tư bản bất biến phụ thêm của cả hai khu vực. I v v1 c1 m2 II v v1 c1 m2 I v m II v m hay I II v m II c v m I II c1 Như vậy thu nhập quốc dân tức là phần giá trị mới sáng tạo ra của xã hội phải đủ cho tiêu dùng và tích luỹ mở rộng sản xuất của toàn xã hội. Điều kiện này nói lên vai trò của giá trị mới trong tái sản xuất mở rộng. Như vậy việc thực hiện tái sản xuất mở rộng đòi hỏi những tỷ lệ những phương trình cân đối giữa hai khu vực. Dưới chủ nghĩa tư bản những tỷ lệ đó hình thành một cách tự phát và thường xuyên bị phá vỡ nên có thể xảy ra sự mất cân đối giữa các khu vực của nền kinh tế. Nếu sự mất cân đối này không được điều chỉnh để kiến lập sự cân đối mới tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng khủng hoảng kinh tế. 3. Khủng hoảng kinh tế Do tác động của quy luật cạnh tranh và sản xuất vô chính phủ những quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất các khu vực các mặt của quá trình tái sản xuất. thường xuyên bị gián đoạn bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế và rồi thông qua các cuộc khủng hoảng kinh tế chủ nghĩa tư bản lại dần dần lập lại được thế cân bằng mới. Cho nên sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển mang tính chu kỳ từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác. Khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất thừa . Sản xuất thừa ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối nghĩa là thừa so với mức eo hẹp tiêu dùng có khả năng thanh toán của quần chúng không phải thừa so với nhu cầu thực tế của xã hội. Khủng hoảng kinh tế biểu hiện ở chỗ hàng hóa bị ứ đọng .