NGUYÊN LÝ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGUYÊN LÝ I NĐLH Theo nguyên lý I, trong một qúa trình biến đổi để hệ sinh công hệ cần nhận nhiệt, nhiệt hệ nhận đúng bằng tổng công hệ sinh ra và độ biến thiên nội năng của hệ: Q = Δ U +A. Vậy, nguyên lý I là dạng của định luật BTBĐNL, một định luật cơ bản cho mọi ngành khoa học; tất cả các quá trình biến đổi trong tự nhiên đều phải phù hợp với định luật BTBĐNL. Từ đó: - Tất cả các. | Trang 77 CHƯƠNG V NGUYÊN LÝ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGUYÊN LÝ I NĐLH Theo nguyên lý I trong một qúa trình biến đổi để hệ sinh công hệ cần nhận nhiệt nhiệt hệ nhận đúng bằng tổng công hệ sinh ra và độ biến thiên nội năng của hệ Q A U A. Vậy nguyên lý I là dạng của định luật BTBĐNL một định luật cơ bản cho mọi ngành khoa học tất cả các quá trình biến đổi trong tự nhiên đều phải phù hợp với định luật BTBĐNL. Từ đó - Tất cả các quá trình diển ra trong tự nhiên phải phù hợp với nguyên lý I. Thực tế lại cho thấy có những quá trình biến đổi phù hợp với nguyên lý I mà vẫn không xảy ra trong tự nhiên. Ví dụ - Quá trình truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh hoặc từ vật lạnh sang vật nóng cả hai quá trình nầy đều không vi phạm nguyên lý I. Thực tế cho thấy chỉ có quá trình truyền nhiệt tự phát từ vật nóng sang vật lạnh quá trình ngược lại không xảy ra tự phát. Điều nầy cho thấy nguyên lý I có những mặt hạn chế sau Hạn chế của nguyên lý I - Nguyên lý không cho biết chiều diễn biến của quá trình thực tế xảy ra. - Theo nguyên lý I công và nhiệt là hai đại lượng tương đương công có thể biến hoàn toàn thành nhiệt và nhiệt có thể biến hoàn toàn thành công. Thực tế cho thấy công có thể biến hoàn toàn thành nhiệt nhưng nhiệt không thể biến hoàn toàn thành công. - Nguyên lý I không đề cập đến chất lượng nhiệt thực tế cho thấy nhiệt lấy từ nguồn nhiệt độ cao chất lượng tốt hơn lấy từ nguồn nhiệt độ thấp. Như vậy nguyên lý I có nhiều mặt hạn chế nguyên lý II bổ sung vào nguyên lý I hợp thành một hệ lý luận chặt chẻ nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật nhiệt. Trước khi đi vào nội dung của nguyên lý II ta xét thế nào là qúa trình biến đổi thuận nghịch và không thuận nghịch. QUÁ TRÌNH THUẬN NGHỊCH VÀ QUÁ TRÌNH KHÔNG THUẬN NGHỊCH Quá trình thuận nghịch Định nghĩa Một quá trình biến đổi của hệ được gọi là thuận nghịch khi có thể tiến hành theo chiều ngược lại trong quá trình ngược hệ đi qua các trạng thái trung gian như quá trình thuận. Trên giản đồ p V đường .