Rối nhiễu tâm lý ảnh hưởng đến trạng thái sức khỏe như bệnh tiểu đường, béo phì, nhiễm trùng siêu vi, mạn tính, hay những người sống trong các tình trạng sang chấn dễ mắc rối nhiễu tâm lý như: trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, cảm xúc, xa xút trong học tập và trong việc làm, nặng hơn có thể tự tử trong nhiều bệnh, những ai có sẵn rối nhiễu tâm lý sẽ là yếu tố cản trở việc tìm kiếm sự giúp đỡ của ngườkhác | Những biểu hiện của bệnh rối loạn tâm thần vốn có nhiều nguyên nhân rất phức tạp. Ngoài yếu tố sinh học như bệnh lý do di truyền, thì những tác động bên ngoài như: gia đình, xã hội, trường học, có ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt, đối với thanh thiếu niên là lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý đang thay đổi và phát triển rất đa dạng. Nguyên nhân dẫn đến các sang chấn tâm lý, các rối loạn tâm thần ở học sinh, sinh viên thường là do áp lực học hành, thi cử, nhất là các em học sinh cuối cấp, chuẩn bị thi vào đại học. Những yếu tố tạo cho các em áp lực là học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Đồng thời, các bậc phụ huynh đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái (do uy tín gia đình, do sự hãnh diện với làng xóm,.), vô tình tạo cho các em một áp lực tinh thần nặng nề. Bên cạnh đó, nhiều em tự tạo áp lực cho mình do không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Chẳng hạn như có nhiều em để gần đến ngày thi mới học dồn, học ngày, học đêm nên không đủ thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, có em chỉ ngủ 2 - 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình ghi nhớ bị giảm sút. Một số em lại không chú ý đến việc bổ sung chất dinh dưỡng mà lại sử dụng quá nhiều các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu, rối loạn tâm lý trong thời gian ôn thi. Thậm chí, tình trạng bệnh có thể kéo dài dù các em đã hoàn thành xong kỳ thi (do tâm lý lo lắng khi làm bài thi không tốt, sợ thi rớt,.)