Bí tiểu ở người mẹ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, nhất là khi sinh ngả âm đạo. Đây là tình trạng rối loạn đường tiểu, biểu hiện chứng mắc đi tiểu nhưng không thể đi được và có cầu bàng quang căng khi khám. Bí tiểu sau sinh (BTSS) tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ. | Bí tiêu sau sinh Bí tiêu ở người mẹ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp nhất là khi sinh ngả âm đạo. Đây là tình trạng rối loạn đường tiêu biêu hiện chứng mắc đi tiêu nhưng không thê đi được và có cầu bàng quang căng khi khám. Bí tiểu sau sinh BTSS tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ. Tần suất mắc bệnh khoảng 13 5 . Cần hiểu rõ tình trạng bệnh cảnh BTSS để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị tích cực giúp cho người mẹ giải phóng được những điều khó chịu. Người mẹ sau sinh nên vận động sớm uống nhiều nước. để tránh bí tiểu Nguyên nhân Trong chuyển dạ sinh khi ngôi thai xuống thấp thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn khi giãn nhiều làm mất trương lực làm co thắt cơ cổ bàng quang. Ngoài ra trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sổ ra được dễ dàng sau sinh phải may lại chỗ cắt chỗ may sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ. Biểu hiện lâm sàng Sau sinh khoảng 3 - 4 giờ trở đi người mẹ có cảm giác mắc đi tiểu nhưng không thể nào đi tiểu được. Khám lâm sàng thấy bụng mềm vùng dưới rốn ngoài khối cầu an toàn đó là khối tử cung co hồi tốt xuất hiện một khối cầu khác đó là cầu bàng quang ấn vào cảm giác căng tức. Sau khi được hướng dẫn tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên đắp ấm trên bụng vùng dưới rốn và mở vòi nước cho chảy từ từ. Nhưng kết quả người mẹ cũng không tự đi tiểu được. Cảm giác ngày càng căng tức và khó chịu. Biện pháp điều trị Cần giải quyết tình trạng BTSS với bốn nguyên tắc sau tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng dùng thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực .