Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đa dạng bởi sự góp mặt của 54 dân tộc anh em sinh sống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trong kho tàng các di tích lịch sử và văn hóa của đất nước thì các tháp Chăm có một chỗ đứng nhất định. Qua hàng trăm, hàng ngàn năm, các ngôi tháp vẫn còn đó với một vẻ đẹp độc đáo. | Nét đẹp trong kiến trúc tháp Chăm Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đa dạng bởi sự góp mặt của 54 dân tộc anh em sinh sống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong kho tàng các di tích lịch sử và văn hóa của đất nước thì các tháp Chăm có một chỗ đứng nhất định. Qua hàng trăm hàng ngàn năm các ngôi tháp vẫn còn đó với một vẻ đẹp độc đáo. Là những công trình tôn giáo tín ngưỡng dùng để thờ cúng các vị thần hoặc các vị vua được tôn lên làm thần nên các tháp Chăm thường được đặt tại các vị trí cao như gò đồi hoặc đặt trên núi theo tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Chăm tạo cảm giác hoành tráng và tôn nghiêm. Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu say mê bởi vẻ đẹp và cả bí ẩn của tháp Chăm mà vẫn chưa được lý giải trọn vẹn. Tháp Chăm vẫn đứng đó với biết bao huyền thoại. Về nghệ thuật cổ truyền dân tộc Chăm đã góp vào kho báu nghệ thuật Việt Nam nhiều thành tựu lớn lao rất đặc sắc nhất là kiến trúc và điêu khắc. Hệ thống tháp và tượng Chăm xứng đáng được xem là di sản văn hóa thế giới. Nếu xếp đặt nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm theo lịch trình phát triển thì tháp Chăm có lịch sử phát triển liên tục khá dài từ đầu thế kỷ thứ IX với các tháp Phú Hài Hoà Lai đến thế kỷ XVI với tháp Pôrômê. Trong 8 thế kỷ đó người Chăm đã xây dựng không biết bao nhiêu đền tháp. Tuy vậy các tháp Chăm nằm rải rác suốt từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Ninh Thuận Bình Thuận vẫn là những viên ngọc quý của nền kiến trúc cổ Việt Nam và Đông Nam Á. Vào những năm 80 của thế kỷ 20 các nhà khoa học Việt Nam và Ba Lan đã cứu chữa cho những tháp Chăm ở Quảng Nam Khánh Hoà Ninh Thuận Bình Định. Nhiều tháp đã kịp thời cứu chữa để chống sự xuống cấp nhanh chóng. Về kiến trúc và điêu khắc Chăm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chống Mỹ bom đạn của giặc đã phá huỷ những công trình kiến trúc Chăm rất nặng nề. Cho đến hôm nay chúng ta còn khoảng 19 địa điểm có di tích kiến trúc Chăm với khoảng chừng 40 cây tháp. Những tháp Chăm đều có bình đồ là hình vuông có 4 cửa ở 4 phía nhưng chỉ