I- ĐỊNH NGHĨA. Qui luật lôgíc là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, ổn định giữa các hình thức lôgíc của tư tưởng được hình thành trong quá trình phản ánh thế giới khách quan. Các qui luật lôgíc được đúc kết từ thực tiễn hàng ngàn năm của nhân loại, chúng là sự phản ánh những qui luật của thế giới khách quan vào trong ý thức chủ quan của con người. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới khách quan luôn vận động, biến đổi và phát triển song vẫn bao hàm trong. | Chương VI CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LÔGÍC HÌNH THỨC I- ĐỊNH NGHĨA. Qui luật lôgíc là những mối liên hệ bản chất tất nhiên phổ biến ổn định giữa các hình thức lôgíc của tư tưởng được hình thành trong quá trình phản ánh thế giới khách quan. Các qui luật lôgíc được đúc kết từ thực tiễn hàng ngàn năm của nhân loại chúng là sự phản ánh những qui luật của thế giới khách quan vào trong ý thức chủ quan của con người. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới khách quan luôn vận động biến đổi và phát triển song vẫn bao hàm trong nó sự ổn định tương đối. Các qui luật cơ bản của lôgíc phản ánh trạng thái ổn định tương đối trong sự phát triển của sự vật. Các qui luật đó bao gồm Luật đồng nhất Luật phi mâu thuẫn Luật b ài trung và Luật lý do đầy đủ. Đây là những qui luật cơ bản vì chúng nói lên tính chất chung nhất của mọi tư duy chính xác tính xác định tính không mâu thuẫn tính nhất quán tính có căn cứ của tư duy. Chúng làm cơ sở cho các thao tác tư duy bảo đảm cho tư duy được chính xác tránh sai lầm. II- CÁC QUI LUẬT. 107 1- Luật đồng nhất. Mọi tư tưởng phản ánh cùng một đối tượng trong cùng một quan hệ phải được đồng nhất. Sự vật hiện tượng biến đổi không ngừng trong quá trình biến đổi đó khi chất của sự vật chưa thay đổi thì sự vật vẫn còn là nó đồng nhất với nó. Vì vậy trong tư duy trong trao đổi tư tưởng mọi tư tưởng khái niệm phản đoán phản ánh cùng một đối tượng phải được đồng nhất phải có giá trị lôgíc như nhau. Luật đồng nhất được diễn đạt dưới hình thức sau A A đọc là A là A hoặc A đồng nhất với A . Cũng có thể được diễn đạt A A đọc là Nếu đã a thì cứ A . Luật đồng nhất yêu cầu không được thay đổi nội dung đã được xác định của tư tưởng không được thay đổi nội hàm và ngoại diên của khái niệm một cách tùy tiện. Luật đồng nhất không mâu thuẫn với phép biện chứng. Sự vật hiện tượng luôn luôn vận động biến đổi và phát triển do đó tư tưởng phán ánh chúng cũng phải vận động và phát triển theo. Vì biện chứng của ý niệm tư tưởng chẳng qua chỉ là sự phản ảnh biện chứng của sự .