Bí ẩn 14 ngôi tháp cổ

Trên chặng đường 16 thế kỷ (từ năm 192 - 1822) vương quốc Chămpa đã sáng tạo nên một nền văn hóa độc đáo, đậm sắc thái riêng không một dân tộc nào có được, mà nay chỉ còn lại những di tích vỡ vụn chấm phá về một bức bích họa xa xưa của một nền vǎn minh huy hoàng đã suy tàn và mai một. | Bí ẩn 14 ngôi tháp cổ Trên chặng đường 16 thế kỷ từ năm 192 - 1822 vương quốc Chămpa đã sáng tạo nên một nền văn hóa độc đáo đậm sắc thái riêng không một dân tộc nào có được mà nay chỉ còn lại những di tích vỡ vụn chấm phá về một bức bích họa xa xưa của một nền văn minh huy hoàng đã suy tàn và mai một. Theo Viện Khảo cổ học VN di tích văn hóa Chăm được phân bố đều khắp trên dải đất duyên hải miền Trung từ tỉnh Quảng Bình vào đến Bình Thuận và Đồng Nai. Ở cao nguyên Trung bộ các di tích Chăm xuất hiện rải rác ở Gia Lai Kontum Đắk Lắk Lâm Đồng. Xưa kia thuộc vùng Vijava từ thế kỷ 11 - 15 từng là kinh đô của Chămpa 1000 - 1471 các di tích ở Bình Định được xây dựng rải rác. 14 tháp Chăm được xây trên đồi cao tập trung tại 8 địa danh Bánh Ít Dương Long Hưng Thạnh Cánh Tiên Phú Lộc Phú Thiện Bình Lâm và Hòn Chuông. Ngoài ra còn có bốn toà thành cổ gồm Thị Nại Đồ Bàn An Thành Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu khắc những phế tích của tháp Chăm như giếng cổ hình vuông rắn Naga trụ văn bia tượng thần điểu Garuđa. Đáng chú ý là di vật tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn thôn Hải Giang xã Nhơn Hải thành phố Qui Nhơn . Đang lúc canh tác các cư dân ở đây đã phát hiện bức tượng này được chôn sâu dưới lòng đất. Từ đó chùa Linh Sơn đã được gọi là chùa Phật lồi . Nằm ngay cửa ngõ thành phố Qui Nhơn là hai ngọn tháp đứng sừng sững kề nhau dân gian gọi là tháp Đôi. Theo các tư liệu xưa còn ghi chép được tháp Đôi là tháp Hưng Thạnh. Ngày 10 7 1980 tháp Đôi đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Tháp Đôi được tiến hành trùng tu đầu tiên ở Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào loại di sản độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Chămpa bởi tháp Đôi không giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện có. Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường này. Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 12. Ở ngọn tháp lớn có khắc nhiều bức phù điêu hình khỉ Hanuman trong tư thế nhảy múa. Còn tháp nhỏ lại có nhiều phù điêu hình thú vật như hươu nai phía trong vòm khám thờ .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.