Cổ Trai là một trong 6 thôn thuộc xã Đại Xuyên (Phú Xuyên) gồm: Kiều Đông, Kiều Đoài, Cổ Trai, Thường Xuyên, Thái Lai và Đa Chất. | Đặc sắc lễ hội làng Cổ Trai Cổ Trai là một trong 6 thôn thuộc xã Đại Xuyên Phú Xuyên gồm Kiều Đông Kiều Đoài Cổ Trai Thường Xuyên Thái Lai và Đa Chất. Hệ thống đình chùa ở Đại Xuyên được xây dựng từ khá sớm có quy mô bề thế và đều có sự tu bổ sửa chữa ở các triều đại phong kiến về sau. Tiêu biểu hiện nay ở đình Cổ Trai với những mảng chạm trên hệ thống bộ vì các đầu dư mang phong cách nghệ thuật tương ứng với dòng Lạc khoản ghi trên câu đầu tại Đại bái đình Hoàng triều Cảnh Hưng tứ thập tứ niên tu tạo 1783 . Đình Cổ Trai thờ Trung Thành Đại vương - một vị thiên thần thời Hùng vương thứ XVIII. Nói đến vị thần sách Đại Nam nhất thống chí có ghi Đền thần Trung Thành ở xã Đa Chất huyện Phú Xuyên. Tương truyền thần Trung Thành tức là thủy thần ở ngã ba Bạch Hạc . Nhiều làng quanh khu vực cũng thừa nhận Thành hoàng ở đình Đa Chất là chính các làng khác chỉ thờ vọng. Mỗi quê hương làng xóm đều có những nét văn hóa riêng biệt được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đặc biệt nhân dân Đại Xuyên tuy mỗi thôn có giọng nói khác nhau nhưng từ xưa đã hình thành nên bản sắc văn hóa truyền thống chung mang đặc trưng của cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đó 1à tinh thần đoàn kết tương trợ nhau trong lao động. Điều đó được xuất phát từ yêu cầu của công tác trị thủy sông Lương và sông Nhuệ chảy qua đòi hỏi người dân phải phòng chống lụt lội. Hàng năm nhân dân Đại Xuyên đều tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày 10-8 đến 15-8 âm lịch . Nhân dân các thôn với trang phục lễ hội truyền thống cùng đoàn rước đến đình Đa Chất rước Thành hoàng về đình làng mình. Đối với làng Cổ Trai lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mùng 8 đến ngày 11-8 âm lịch . Trước ngày Đại kỳ phước trong làng nhà nhà người người cùng nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội. Ngày mồng 7-8 cụ thủ từ và các cụ trong làng gia đình song toàn không vướng bụi ra đình làm lễ Mộc dục và phong mã cho long ngai bài vị thờ thánh. Nước làm lễ Mộc dục được lấy từ sông Lương trước đó. Tiêu biểu và đông vui là ngày hội rước nước do