đo độ mặn trong nước sông vùng ven biển | CHƯƠNG VI ĐO ĐỘ MẶN TRONG Nước SÔNG VÙNG VEN BIEN 6-1. KHÁI NIỆM VỂ ĐỘ MUỐI VÀ ĐỘ MẶN. - Độ muối là tổng số gam các loại muối trong một nghìn gam nước biển. Tổng số gam các loại muối được xác định bằng cách chưng cạn 1000g nước biển ở nhiệt độ 480oC. Trong điều kiện này toàn bộ muối cacbonat bị oxi hoá thành phần hữu cơ bị đốt cháy các ion iốt I- và brôm Br- được thay thế bằng đương lượng ion clo Cl- . Xác định độ muối bằng phương pháp này gặp khó khăn nên người ta đã xác định lượng Cl- trong mẫu nước thông qua đó xác định được độ muối. Qua kết quả nghiên cứu nước ở đại dương người ta đưa ra công thức kinh nghiệm biểu thị quan hệ trên như sau C 6-1 Trong đó C Là độ muối tính bằng oo. Cl Là độ clo tính bằng oo. Quan hệ giữa độ clo và độ muối trong nước sông mùa ven biển phức tạp hơn nhiều không thể dùng công thức 6-1 được do đó người ta đã đưa ra phương pháp xác định lượng muối natri clorua NaCl là loại muối chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại muối ở nước biển. - Độ mặn là tổng sốgam muối natri-clorua trong một nghìn gam nước biển. Đơn vị hay dùng g 1000g oo - Ký hiệu là S. Để xác định độ mặn người ta dựa vào công thức biểu thị quan hệ giữa độ clo và độ mặn như sau S 1 65Cl 6-2 Cl 0 607S 6-3 Trong đó S độ mặn Cl độ clo o Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mặn nhỏ hơn độ muối 8 6 . Khi độ clo bình quân của nước biển là 19 337 o thì độ mặn bình quân là 32 o độ muối là 35 o như vậy giới hạn trên của độ mặn vùng ven biển vào khoảng 32 35 . 6-2. VỊ TRÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP LAY MAU 134 I. Đường thuỷ trực lấy mẫu. Khi trạm thuỷ vân cấp I cấp II có đo mặn thì đường thủy trực lấy mẫu mặn trùng với đường thuỷ trực đo lưu tốc. Các trạm thuỷ vân cấp III các trạm chuyên đo mặn thì đường thủy trực được bố trí cố định vào chỗ có dòng chảy rõ rệt chỗ dòng chính tránh nơi nước tù nước vật. Nói chung đường thuỷ trực đại biểu lấy mẫu phân tích mặn trùng với đường thủy trực đại biểu đo lưu tốc. Trường hợp vị trí 2 đường thuỷ trực đại biểu đó không trùng nhau thì phải xác định vị .