Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 2: Lạm phát tiền tệ có nội dung gồm 5 phần: Khái niệm và đo lường lạm phát; phân loại lạm phát; nguyên nhân và hậu quả của lạm phát, các giải pháp kiềm chế lạm phát, lạm phát ở Việt Nam và các biện pháp kiềm chế lạm phát nhằm ổn định tiền tệ trong điều kiện của Việt Nạm hiện nay. | Khoa Tài chính Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiên tệ - Ngân hàng - Siêu lạm phát là loại lạm phát 4 con số từ 1000 trở lên. Đây thực sự là một giai đoạn cực kỳ hỗn loạn bất ổn định kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. 2. về mặt định tính - Lạm phát thuần túy đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát hầu như giá cả của mọi loại hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian. - Lạm phát cân bằng là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương ứng với mức tăng thu nhập. - Lạm phát được dự đoán trước là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm. - Lạm phát không được dự đoán trước là lạm phát xảy ra bất ngờ ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô cường độ cũng như mức độ tác động. - Lạm phát cao và lạm phát thấp theo quan điểm của Gary Smith thì lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Ngược lại lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát. III. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT 1. Nguyên nhân của lạm phát Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến lạm phát và mỗi loại lạm phát được xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này có thể xuất phát từ phía tổng cầu trong nền kinh tế cũng có thể là các nguyên nhân xuất phát từ phía cung và cũng có thể chúng xuất hiện đồng thời có cả phía cung lẫn phía cầu. Trong khi quan sát thực tế có thể nhận thấy rằng trong môi trường đang có lạm phát thì bản thân môi trường đó nó cũng có khả năng và là nguyên nhân thúc đẩy hoặc tiếp tục gây ra một chu trình lạm phát mới tức là tạo sự lẫn quẩn trong vòng xoáy lạm phát. Dù có sự khác nhau nhưng tựu trung lại thì những nguyên nhân của lạm phát có thể được xếp vào các nhóm chủ yếu sau . Lạm phát do cầu kéo Demand pull inflation Nguyên nhân này xảy ra khi tổng cầu trong nền kinh tế cao hơn tổng cung trong cùng thời điểm đó. Trường hợp này xuất hiện có thể là do tổng cầu tăng nhưng tổng cung không đổi hoặc tổng cung