Trong phần mở đầu bài giảng Marshall ở đại học Cambridge năm 1985, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Robert Lucas tập trung vào một vấn đề gây nhiều tranh cãi: sự khác biệt to lớn về thu nhập giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới. Ông nói trong ngạc nhiên: “Sự khác biệt giữa các nước về mức thu nhập trên đầu người thật quá lớn đến mức không thể tin được.” Sau khi mô tả sự tăng trưởng phi thường và chuyển đổi ở Đông Á từ năm 1960 giúp rút ngắn khoảng. | Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Ch. 4 Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế Niên khoá 2008-2010 Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế Trong phần mở đầu bài giảng Marshall ở đại học Cambridge năm 1985 nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Robert Lucas tập trung vào một vấn đề gây nhiều tranh cãi sự khác biệt to lớn về thu nhập giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới. Ông nói trong ngạc nhiên Sự khác biệt giữa các nước về mức thu nhập trên đầu người thật quá lớn đến mức không thể tin được. Sau khi mô tả sự tăng trưởng phi thường và chuyển đổi ở Đông Á từ năm 1960 giúp rút ngắn khoảng cách thu nhập với một số nước ông nói Tôi không hiểu làm thế nào người ta có thể nhìn vào những con số như thế này mà không cho đó là những triển vọng hoàn toàn có thể xảy ra Liệu có một biện pháp nào đó mà chính phủ Ấn Độ có thể thực hiện để giúp nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng như Indonesia hay Ai Cập Nếu thế biện pháp đó chính xác ra là gì Nếu không thì bản chất của Ấn Độ là gì mà làm cho đất nước ra như thế Những hệ quả về phúc lợi con người liên quan đến những câu hỏi như thế này đang làm chúng ta băn khoăn Một khi ta bắt đầu suy nghĩ về những điều đó thì thật khó mà còn có thể nghĩ đến bất kỳ điều gì khác Câu hỏi của Lucas góp phần dấy lên cuộc tranh luận và các nghiên cứu về quá trình tăng trưởng kinh tế. Ta đã bắt đầu tìm hiểu những vấn đề này trong chương trước thông qua một vài quá trình cơ bản và xu hướng đặc trưng cho tăng trưởng kinh tế tại các nước thu nhập thấp. Ta đã nhấn mạnh rằng tăng trưởng phụ thuộc vào hai quá trình sự tích luỹ tài sản như vốn lao động và đất đai và đầu tư những tài sản này một cách có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Phương pháp của chúng ta chủ yếu là thực nghiệm vì ta xem xét các số liệu về tăng trưởng và một số phát hiện then chốt trong nghiên cứu về các yếu tố xác định tăng trưởng giữa các nước. Chúng ta đã thấy rằng chính sách chính phủ thể chế sự ổn