Cơ sở của mối tương đồng văn hóa Việt – Hàn

Tình hữu nghị và mối tương đồng văn hóa trong lịch sử quan hệ nhiều mặt giữa hai dân tộc Việt - Hàn, có lẽ bắt đầu từ thế kỷ XIII, khi hậu duệ của Lý Long Cán (tức Lý Cao Tông) là Lý Long Tường trôi dạt vào đất Cao Ly trong thời gian vượt biên tìm đường lánh nạn. Lý Long Tường đã sớm gia nhập vào cộng đồng Cao Ly và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc thứ hai của mình, nên được triều đình Cao Ly ban tặng tước hiệu. | Cơ sở của mối tương đồng văn hóa Việt - Hàn Trường Lưu Tình hữu nghị và mối tương đồng văn hóa trong lịch sử quan hệ nhiều mặt giữa hai dân tộc Việt - Hàn có lẽ bắt đầu từ thế kỷ XIII khi hậu duệ của Lý Long Cán tức Lý Cao Tông là Lý Long Tường trôi dạt vào đất Cao Ly trong thời gian vượt biên tìm đường lánh nạn. Lý Long Tường đã sớm gia nhập vào cộng đồng Cao Ly và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc thứ hai của mình nên được triều đình Cao Ly ban tặng tước hiệu Bạch mã tướng quân . Đài vọng quốc hiện còn trụ lại trên đỉnh núi Hoa Sơn ở Hàn Quốc mà vua Cao Ly cho xây dựng để dòng họ Lý ở đây vọng tưởng về cội nguồn tổ tiên mãi mãi là một biểu tượng cao cả về sự cảm thông chia sẻ nỗi niềm cố quốc của những người ly hương vì loạn lạc. Qua đó còn thể hiện một kiểu dáng tương đồng văn hóa của những dân tộc sống chung nhau trong khu vực Đông á vốn chịu ảnh hưởng một nền văn hóa khổng lồ có xuất xứ từ Trung Hoa cổ đại. Cũng từ mối tương đồng ấy văn hóa trong thời cận đại Việt Nam cũng xuất hiện một hiện tượng tương tự. Đó là trường hợp Mạc Cửu một chính khách Trung Hoa không cắt tóc phục nhà Thanh đã vượt biển tìm đường đến miền Tây Nam Bộ của đất nước ta được chúa Nguyễn tin dùng và giao cho trọng trách Tổng trấn vùng đất Hà Tiên vừa khai phá. Tao đàn Chiên Anh Các ra đời từ đây tập họp sĩ phu và danh sĩ trong vùng xướng họa thi ca là do Mạc Thiên Tích - con trai ông - sáng lập. Mối tương đồng văn hóa là một yếu tố thúc đẩy tạo nên sự gần gũi và hiểu biết cùng hợp tác và phát triển giữa các dân tộc vốn có quan hệ trong thời đoạn lịch sử nhất định nhưng lại ảnh hưởng lâu dài khi điều kiện thuận lợi. Cả Hàn Quốc và Việt Nam xưa kia đều bị đế chế Hán chia cắt đất nước thành các quận huyện để cai trị cùng chịu cảnh áp bức và cưỡng chế văn hóa. tuy mức độ tính chất và thời gian có khác nhau. Và cũng như Việt Nam Hàn Quốc chẳng những không bị đồng hóa bởi sức mạnh văn hóa ngoại bang trái lại giương cao tinh thần tự chủ và bản địa hóa những gì thu nhận được từ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.