Dịch học Việt Nam là một lĩnh vực nghiên cứu chưa được biết nhiều. Rất ít tác phẩm của người Việt viết về Kinh Dịch hiện tồn và giới học giả hiện đại về Kinh Dịch về cơ bản là không có[2]. Bài tham luận này chỉ là bước đầu tìm hiểu Dịch học Việt Nam từ góc độ đối chiếu, văn bản, và lịch sử. | DỊCH HỌC VIỆT NAM CUỐI ĐỜI NGUYỄN Tìm hiểu Chu Dịch Cứu Nguyên M M 1916 của Lê Văn Ngữ M 1859 Yijing Scholarship in Late-Nguyen Vietnam A Study of Le Van Ngu s M Chu Dich Cuu Nguyen M An Investigation of the Origins of the Yijing 1916 Benjamin Wai-ming Ng. Ngô Vĩ Minh MW Chinese University of Hong Kong Lê Anh Minh dịch Dịch học Việt Nam là một lĩnh vực nghiên cứu chưa được biết nhiều. Rất ít tác phẩm của người Việt viết về Kinh Dịch hiện tồn và giới học giả hiện đại về Kinh Dịch về cơ bản là không có12 . Bài tham luận này chỉ là bước đầu tìm hiểu Dịch học Việt Nam từ góc độ đối chiếu văn bản và lịch sử. Trước tiên tôi khái quát về Dịch học Việt Nam từ khi Kinh Dịch được du nhập vào Việt Nam đầu đời Nguyễn 1802-1945 đồng thời giới thiệu vài học giả tiêu biểu cùng tác phẩm của họ và nêu các đặc điểm của Dịch học Việt Nam. Phần chính yếu của bài tham luận này nhằm phân tích văn bản của một trong các bản bình chú Kinh Dịch hiện tồn đó là tác phẩm Chu Dịch Cứu Nguyên M M Khảo cứu nguồn gốc Chu Dịch 1916 . Bài này nhằm giúp chúng ta hiểu biết sâu thêm về sự phát triển của Dịch học và Nho học Việt Nam vào thời kỳ đầy biến động cuối đời Nguyễn 1886-1945 . DỊCH HỌC VIỆT NAM TRƯỚC THỜI LÊ VĂN NGỮ Kinh Dịch không phải là kinh điển Trung Quốc có ảnh hưởng và phổ thông nhiều trong giới học giả Việt Nam. Tống Nho - cụ thể là học thuyết của Chu Hi T M 1130-1200 vốn coi trọng Tứ Thư hon Ngũ Kinh - đã chiếm ưu thế trong Nho học Việt Nam. Không ai biết đích xác Kinh Dịch được truyền vào Việt Nam tự bao giờ. Suốt hon một ngàn năm dài từ 111 tcn đến 939 cn Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ các quan lại và thưong buôn Trung Quốc đã định cư hoặc tạm trú tại Việt Nam còn người Việt thì cũng qua Trung Quốc để triều cống mua bán hoặc du học. Dường như những người Trung Quốc và Việt Nam này đã mang các bản bình chú Kinh Dịch của đời Hán 206 tcn-200 cn đến đời Đường 618-906 vào Việt Nam đặc biệt là miền Bắc Việt Nam. Việt Nam cũng in lại các kinh điển Trung Quốc vào các thời kỳ khác nhau. Một .