GIẢ THUYẾT VÀ GIẢ THIẾT TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

"Giả thuyết" và "giả thiết" là hai khái niệm có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Đáng tiếc, trong thực tế vẫn có nhiều nhà khoa học còn sử dụng lẫn lộn hai khái niệm này. Trong bài viết dưới đây, tác giả mong muốn làm rõ sự phân biệt về ý nghĩa và cách sử dụng trong NCKH, góp phần phát triển những cơ sở lý thuyết về phương pháp luận và kỹ năng NCKH ở nước ta. . | GIẢ THUYẾT VÀ GIẢ THIẾT TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Phương Duyên Sưu tầm Giả thuyết và giả thiết là hai khái niệm có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong nghiên cứu khoa học NCKH . Đáng tiếc trong thực tế vẫn có nhiều nhà khoa học còn sử dụng lẫn lộn hai khái niệm này. Trong bài viết dưới đây tác giả mong muốn làm rõ sự phân biệt về ý nghĩa và cách sử dụng trong NCKH góp phần phát triển những cơ sở lý thuyết về phương pháp luận và kỹ năng NCKH ở nước ta. Một hiện trạng đáng báo động Một vị chủ nhiệm khoa của một trường đại học lớn ở Hà Nội đồng thời là chủ tịch một hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa có chức danh khoa học luôn lớn tiếng mắng đồng nghiệp khi họ nêu giả thuyết cho nghiên cứu của mình. Vị chủ nhiệm khoa này nói NCKH của các anh cần gì phải có giả thuyết . Tại một viện nghiên cứu khác ở Hà Nội ban lãnh đạo của viện đã phân vân có nên yêu cầu các nghiên cứu sinh và học viên cao học viết giả thuyết trong luận văn của mình nữa không vì các vị cho rằng viết thì thừa không viết thì thiếu Ởmột khoa khác trong một trường đại học lớn một vị phó giáo sư bắt mọi luận văn luận án thạc sỹ và tiến sỹ phải viết giả thuyết dưới dạng Nếu . thì . một cách rất khô cứng chẳng hạn bản luận văn thạc sỹ do chính ông hướng dẫn đã viết giả thuyết thành giả thiết và được viết như sau Nếu có được biện pháp quản lý chất lượng đào tạo thích hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nguồn nhân lực . Hầu hết văn bản hướng dẫn viết luận văn sau đại học của nhiều trường đại học ở nước ta hiện nay không đòi hỏi và hướng dẫn các tác giả phải trình bày giả thuyết . Khảo sát tại một cơ sở đào tạo sau đại học của ngành y chúng tôi được các thầy cô khẳng định Nghiên cứu của ngành y không cần giả thuyết. Đến khi chúng tôi đưa cho các vị xem cuốn sách của GS BS Tôn Thất Tùng trong đó ông luôn nói Tôi đặt giả thuyết này. Tôi đặt giả thuyết kia. thì các vị mới ngã ngửa ra rằng trong nghiên cứu của ngành y đến bác sỹ Tôn Thất Tùng cũng đã phải viết giả thuyết. Chúng ta có thể vào thư viện của .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.