Bài viết tiến hành nghiên cứu và xem xét về lịch sử hình thành và phát triển văn hóa học ở Trung Quốc. Văn hóa học ở Trung Quốc được xếp vào vị trí thứ 2 sau Triết học trong hệ thống khoa học xã hội. Trong giai đoạn đầu, VHH ở Trung Quốc vay mượn lý luận VHH của giới nghiên cứu phương Tây nhưng họ đã dần củng cố hệ thống lý luận mang tính đặc trưng của thực tiễn khoa học tại Trung Quốc. Các bạn có thể tham khảo tài liệu để phục vụ việc học tập và nghiên cứu. | LÝ LUẬN VĂN HÓA HỌC Ở TRUNG QUỐC ThS. Nguyễn Ngọc Thơ Đại học Quốc gia 1. Lược sử hình thành và phát triển nghiên cứu văn hóa học ở Trung Quốc a. Quá trình hình thành và phát triển Theo sự phát triển chung của khoa học trên toàn thế giới nói chung và tại Trung Quốc nói riêng văn hóa học dưới đây viết tắt là VHH đã hình thành và trở thành một khoa học độc lập được nhiều giới trong xã hội chú ý. Nguyên nhân hình thành và phát triển VHH ở Trung Quốc có thể tóm gọn qua bốn yếu tố chính sau 1 Nhu cầu cải cách xã hội toàn diện xây dựng cuộc sống văn hóa mới. 2 Sự phát triển theo chiều sâu trong tư duy khoa học của giới nghiên cứu Trung Quốc 3 Là yêu cầu và là bước phát triển tất yếu của nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Trung Quốc từ sau 1949. 4 Sự kích thích của trào lưu nghiên cứu văn hóa và VHH toàn cầu. Văn hóa Trung Quốc vốn có truyền thống lâu đời các nghiên cứu văn hóa ở Trung Quốc vốn rất phong phú đã và đang làm nền tảng cho VHH hình thành và phát triển thuận lợi. Trào lưu nghiên cứu văn hóa và VHH đầu tiên ở Trung Quốc hình thành vào đầu thập niên 1930. Từ sau phong trào Ngũ Tứ nhiều cuộc luận đàm về văn hóa đông - tây khoa học và huyền học nổ ra ở Trung Quốc trong đó vấn đề được thảo luận nhiều nhất là văn hóa. Một số nhà nghiên cứu không hài lòng với các đánh giá nhìn nhận đương thời về văn hóa nên đã đơn phương đi tìm lối đi riêng cho mình. Lý Đại Chiêu J là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ VHH tại Trung Quốc. Năm 1924 trong cuốn Sử học yếu luận. Hệ thống lịch sử học bàn về lịch sử học Lý Đại Chiêu cho lịch sử học có ba hệ thống lớn lịch sử học phổ thông lịch sử học đặc thù và triết học lịch sử trong đó lịch sử học phổ thông phân ra hai phần lý luận và ký thuật. Phần lý luận bao gồm chính trị học kinh tế học pháp lý học luân lý học tôn giáo học văn học triết học mỹ học giáo dục học gọi chung là nhân văn học hay văn hóa học Lý Vinh Thiện 1996 46 . Tuy nhiên tác giả này không giải thích ý nghĩa nội hàm của thuật ngữ này. Năm 1926 Trương Thân Phủ