Trung tâm nghiên cứu và truyền thông Hàn Quốc, Berlin Bài viết trình bày và phân tích sự hình thành, phát triển của một bộ môn triết học mới – Triết học liên văn hoá. Triết học liên văn hoá không phải là một chuyên ngành triết học, như Lôgíc học, Mỹ học, Đạo đức học Nó đề cập đến mọi chủ đề của triết học từ cái nhìn liên văn hoá. “Đối thoại” đóng vai trò một nguyên lý, một thành phần căn bản của triết học liên văn hoá. . | TRIẾT HỌC LIÊN VĂN HOÁ KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ TS. CHOE HYUNDOK Trung tâm nghiên cứu và truyền thông Hàn Quốc Berlin Bài viết trình bày và phân tích sự hình thành phát triển của một bộ môn triết học mới - Triết học liên văn hoá. Triết học liên văn hoá không phải là một chuyên ngành triết học như Lôgíc học Mỹ học Đạo đức học. Nó đề cập đến mọi chủ đề của triết học từ cái nhìn liên văn hoá. Đối thoại đóng vai trò một nguyên lý một thành phần căn bản của triết học liên văn hoá. Theo tác giả triết học liên văn hoá đặt ra sự khai mở chính bản thân triết học để hội nhập với tiến trình quy tụ các nền văn hoá khác nhau bởi sự đối thoại chung là cách thức để đạt tới tính phổ quát. Từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX nhiều nhà triết học đã nỗ lực kiến tạo một bộ môn triết học mới - triết học liên văn hoá. Xa hơn phạm vi của triết học so sánh bộ môn triết học mới này hướng tới mục đích biến đổi cải biên triết học nhằm đáp ứng nhu cầu đối thoại giữa các nền văn hoá. Tuy vẫn tồn tại một số bất đồng quan điểm về nội dung và định hướng nghiên cứu nhưng các nhà triết học tiên phong của Triết học liên văn hoá đều thống nhất với nhau trong việc phê bình thái độ tự phụ của triết học hàn lâm phương Tây coi bản thân mình như là triết học phổ quát thứ philosophia perennis triết học vĩnh hằng không cần quan tâm đến những truyền thống tư tưởng khác. Các trào lưu triết học phương Tây đang thịnh hành trong toàn giới triết học trên thế giới và ngăn cản loại trừ mọi tiếng nói triết học cất lên từ những nền văn hoá khác. Các nhà triết học quan tâm đến Triết học liên văn hoá đã cố gắng phát triển một nền triết học mang tính phổ quát khác hẳn trong đó các truyền thống tư tưởng khác nhau có quyền tham gia bình đẳng như nhau. Sự cần thiết phải xây dựng Triết học liên văn hoá xuất phát không chỉ từ nội tình của triết học mà còn có những yếu tố ngoại tại khác a Sự phổ biến của triết học phương Tây ở một mức độ nhất định đi liền với sức mạnh kinh tế và chính trị to lớn của các quốc gia phương Tây cũng như