Bài viết góp phần luận giải mối quan hệ giữa văn hóa, triết lý và triết học. Văn hóa là nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển các hệ thống triết học. Các triết lý, các hệ thống triết học lại là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của một dân tộc. Xét trên nhiều khía cạnh, triết lý luôn ở tầm thấp hơn so với các hệ thống triết học, song nó chính là. | VĂN HÓA TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT HỌC Việt Hải Phó viện trưởng Viện Triết học Viện khoa học xã hội Việt Nam Bài viết góp phần luận giải mối quan hệ giữa văn hóa triết lý và triết học. Văn hóa là nguồn nuôi dưỡng các triết lý các tư tưởng và hệ thống triết học là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển các hệ thống triết học. Các triết lý các hệ thống triết học lại là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của một dân tộc. Xét trên nhiều khía cạnh triết lý luôn ở tầm thấp hơn so với các hệ thống triết học song nó chính là chất liệu của các hệ thống triết học bác học. Theo tác giả văn hóa các triết lý và các hệ thống triết học chính là ba tầng bậc khác nhau của văn hóa theo nghĩa rộng. Văn hóa theo gốc tiếng Latinh cultura có nghĩa là canh tác nuôi dưỡng giáo dục phát triển tôn trọng. Trong lịch sử ban đầu người ta thường đồng nhất văn hóa với tất cả những gì do con người tạo ra. Văn hóa là hệ thống các nguyên tắc cách thức chương trình phương thức hoạt động sống thuộc tầng trên sinh học của con người. Hệ thống ấy được hình thành và phát triển qua quá trình lịch sử và giúp cho việc duy trì và cải biến đời sống xã hội. Các chương trình phương thức hoạt động ấy được hợp thành bởi các tri thức chuẩn mực thói quen lý tưởng cách hành động tư tưởng học thuyết lòng tin mục trêu định hướng giá trị. Những cái đó lại rất đa dạng được tích luỹ lâu đời tạo thành kinh nghiệm xã hội -một yếu tố cấu thành văn hóa được di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Văn hóa gắn liền với phương thức hoạt động sống của con người nhờ đó mà phân biệt được sự tồn tại của con vật với cuộc sống của con người. Có nhiều nhánh quan điểm khác nhau về văn hóa song nó luôn được xem như quá trình phát triển lý trí và các hình thức sống cố lý trí của con người trái ngược với tính chất hoang dại và man rợ ở thời kỳ trền sử. Văn hóa là đời sống trnh thần của con người được duy trì và phát triển trong trến trình lịch sử là sự trến hóa của ý thức đạo đức luân lý tôn giáo triết học khoa học