Bài viết sử dụng cách nhìn nhân học và xã hội học về văn hóa để phân tích một số vấn đề văn hóa cơ bản hiện nay ở Việt Nam trong quá trình trở nên hiện đại với bối cảnh áp lực toàn cầu hóa. Nếu văn hóa bao gồm một hệ thống tri thức nhất định, thì để nhanh chóng bắt kịp thế giới, hiện đại hóa ở Việt Nam phải bao gồm việc tiếp thu một cách sáng tạo hệ tri thức quốc tế cập nhật. Việt Nam cũng cần xây dựng một hệ giá trị. | VĂN HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA - NHÌN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY . Bùi Thế Cường Viện trưởng Viện PTBV vùng Nam Bộ Bài viết sử dụng cách nhìn nhân học và xã hội học về văn hóa để phân tích một số vấn đề văn hóa cơ bản hiện nay ở Việt Nam trong quá trình trở nên hiện đại với bối cảnh áp lực toàn cầu hóa. Nếu văn hóa bao gồm một hệ thống tri thức nhất định thì để nhanh chóng bắt kịp thế giới hiện đại hóa ở Việt Nam phải bao gồm việc tiếp thu một cách sáng tạo hệ tri thức quốc tế cập nhật. Việt Nam cũng cần xây dựng một hệ giá trị và hệ chuẩn mực của tính hiện đại trong đó luật pháp là hình thái cốt lõi. Là lối sống văn hóa sẽ là rất khó đồng thời là rất dễ để biến đổi. Nhờ vậy một xã hội mới có thể vừa bắt kịp thời đại vừa giữ gìn được bản sắc của mình. Mọi quá trình hiện đại hóa cho đến nay đều đòi hỏi một điều kiện tiên quyết đó là một sự đột khởi về văn hóa. Đổi Mới là một sự đột phá về mặt văn hóa-xã hội song để tiến nhanh đến một xã hội công nghiệp hóa đầy đủ xã hội Việt Nam vẫn cần một tinh thần quật khởi mạnh mẽ. Theo cách nhìn xã hội học và nhân học văn hóa có thể được xem là cấu thành của ba nội dung lớn hệ tri thức giá trị và chuẩn mực. Bài viết này xem xét văn hóa theo quan niệm trên trong môi quan hệ với quá trình hiện đại hóa và đặt nó vào bôi cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Một đặc điểm quan trọng của cách nhìn xã hội học là nó không chỉ đồng ý với quyết định luận kinh tế mà còn thừa nhận và nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của văn hóa trong tổ chức xã hội trong tiến trình hiện đại hóa. Lý giải sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu xã hội học đã công hiến hai cách giải thích đặc sắc cách giải thích của Mác dựa trên cấu trúc kinh tế một kiểu cấu trúc xã hội và cách giải thích của Weber dựa trên văn hóa. Nói cách khác Weber nhìn chủ nghĩa tư bản không phải chỉ là một loại hình cấu trúc xã hội mà còn là một loại hình văn hóa. Cả hai cách nhìn này công hiến cho chúng ta một hàm ý kép xây dựng một xã hội hiện đại có nghĩa là phải kiến tạo nên một .