VIẾT LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM: LÍ LUẬN PHẢI ĐI TRƯỚC MỘT BƯỚC

Có nhiều cách tiếp cận vấn đề biên soạn lịch sử văn hoá Việt Nam. Chúng tôi muốn nhìn vấn đề từ phương diện lí luận, bởi lẽ, việc nghiên cứu văn hoá ở nước ta mới rộ lên từ những năm 90 trở lại đây và việc nghiên cứu "cấp tập" ấy đã bộc lộ một số bất ổn cần được giải quyết từ bình diện lí luận văn hoá. | VIẾT LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM LÍ LUẬN PHẢI ĐI TRƯỚC MỘT BƯỚC PGS. TS. Trần Nho Thìn Đại học Quốc gia Hà Nội Có nhiều cách tiếp cận vấn đề biên soạn lịch sử văn hoá Việt Nam. Chúng tôi muốn nhìn vấn đề từ phương diện lí luận bởi lẽ việc nghiên cứu văn hoá ở nước ta mới rộ lên từ những năm 90 trở lại đây và việc nghiên cứu cấp tập ấy đã bộc lộ một số bất ổn cần được giải quyết từ bình diện lí luận văn hoá. Công trình đầu tiên và cho đến nay vẫn thuộc số hiếm hoi viết về lịch sử văn hóa Việt Nam là Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh cho thấy tầm quan trọng của lí luận về văn hóa đối với việc biên soạn lịch sử văn hóa. Trong công trình này tác giả cho biết ông đã tham khảo các lí luận của thế giới thời đó về văn hóa để hình thành hệ thống vấn đề cho công trình về văn hóa Việt Nam. Nhờ đó mà công trình này cho đến nay vẫn cung cấp cho chúng ta một cách hệ thống tri thức về văn hóa dân tộc dẫu ở mức hết sức sơ khởi. Đào Duy Anh nhắc lại giới thuyết của Felix Sartiaux về khái niệm văn hóa dựa vào đó mà ông chia sách làm ba bộ phận để trình bày 1 Kinh tế sinh hoạt 2 Xã hội sinh hoạt 3 Trí thức sinh hoạt. Đó là chuyện của năm 1938. Sau này vào năm 1989 trong hồi kí Nhớ nghĩ chiều hôm ông đã trình bày tỉ mỉ hơn nguồn tài liệu lí luận mà ông đã tham khảo không chỉ sách La civilisation của học giả Pháp Félix Sartiaux do Nhà xuất bản Armand Colin xuất bản ở Paris mà cả sách của các học giả Trung Quốc như Bản quốc văn hóa sử của Dương Đông xuất bản ở Thượng Hải. Mặc dù chính ông lúc đó chưa thỏa mãn nhưng ông theo giới thuyết của các học giả đó về văn hóa nên quyết định chọn cách trình bày tài liệu thu thập được vừa theo phương diện tĩnh vừa theo phương diện động tĩnh - ngày nay chúng ta gọi là mặt đồng đại động - nay gọi là mặt lịch đại . Tất nhiên ngày nay ở thế kỉ XXI một công trình viết về văn hóa Việt Nam phải được đặt trên nền tảng lí luận của thời hiện đại có những nét khác với thời kì những năm 30. Cũng trong cuốn hồi kí nói trên Đào Duy Anh cho biết nhiều người .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.