Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về vấn đề mạch độ”[1]. Kỳ Bá đáp : “Lục dương kinh của Thủ đi từ tay đến đầu, dài 5 xích, 5 lần 6 là 3 trượng[2]. Lục âm kinh của Thủ đi từ tay đến giữa ngực dài 3 xích 5 thốn. 3 lần 6 là 1 trượng 8 xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại là 2 trượng 1 xích[3]. Lục dương kinh của Túc đi từ chân lên trên đến đầu dài 8 xích, 6 lần 8 là 4 trượng 8 xích[4]. Lục Âm kinh của. | THIÊN 17 MẠCH ĐỘ Hoàng Đế nói Ta mong được nghe về vấn đề mạch độ 1 . Kỳ Bá đáp Lục dương kinh của Thủ đi từ tay đến đầu dài 5 xích 5 lần 6 là 3 trượng 2 . Lục âm kinh của Thủ đi từ tay đến giữa ngực dài 3 xích 5 thốn. 3 lần 6 là 1 trượng 8 xích 5 lần 6 là 3 xích hợp lại là 2 trượng 1 xích 3 . Lục dương kinh của Túc đi từ chân lên trên đến đầu dài 8 xích 6 lần 8 là 4 trượng 8 xích 4 . Lục Âm kinh của Túc đi từ chân lên đến giữa ngực dài 6 xích 5 thốn 6 lần 6 là 3 trượng 6 xích 5 lần 6 là 3 xích hợp lại là 3 trượng 9 xích 5 . Kiểu mạch đi từ chân lên đến mắt dài 7 xích 5 thốn 2 lần 7 là 1 trượng 4 xích 2 lần 5 là 1 xích hợp lại là 1 trượng 5 xích 6 . Đốc mạch Nhậm mạch mỗi mạch dài 4 xích 5 thốn 2 lần 4 là 8 xích 2 lần 5 là 1 xích hợp lại là 9 xích hợp lại là 9 xích tất cả hợp lại là 16 trượng 2 xích 7 . Đây là đại kinh toại của khí 8 . Kinh mạch thuộc về lý phần nhánh và lạc ngang là thuộc về lạc 9 . Biệt của lạc là tôn lạc tôn lạc nếu thịnh thì thành huyết nên mau mau châm trừ bỏ nó đi 10 . Nếu khí thịnh thì dùng phép châm tả nếu khí hư thì nên cho uống thuốc để bổ nó 11 . Ngũ tạng thường thông với thất khiếu ở trên 12 . Cho nên Phế khí thông với mũi nếu Phế lợi thì mũi có thể biết được mùi thối hoặc thơm 13 . Tâm khí thông với lưỡi nếu Tâm hòa thì lưỡi có thể biết được ngũ vị 14 . Can khí thông với mắt nếu Can hòa thì mắt có thể phân biệt được ngũ sắc 15 . Tỳ khí thông với miệng nếu Tỳ hòa thì miệng có thể biết được ngũ cốc 16 . Thận khí thông với tai nếu thận hòa thì thì tai có thể nghe được ngũ âm 17 . Ngũ tạng bất hòa thì thất khiếu bất thông lục phủ bất hòa thì khí sẽ bị giữ lại và thành chứng ung 18 . Cho nên nếu tà khí ở tại phủ thì Dương mạch bất hòa Dương mạch bất hòa thì khí bị giữ lại khí bị giữ lại thì Dương khí bị thịnh 19 . Nếu Dương khí quá thịnh thì âm bị bất lợi Âm mạch bất lợi thì huyết bị giữ lại huyết bị giữ lại thì Âm khí bị thịnh 20 . Nếu Âm khí quá thịnh thì Dương khí không thể tươi gọi là quan 21 . Nếu Dương khí quá thịnh thì Âm khí không .