Tham khảo tài liệu 'vấn đề gia đình trong xã hội học 1', khoa học xã hội, lịch sử đảng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | nhân và là cơ sở trực tiếp cho hôn nhân được gọi là tình yêu. Cũng như hôn nhân tình yêu của mỗi thời đại mỗi giai cấp và tầng lớp mỗi dân tộc và cộng đồng tâm lý văn hoá cũng có những giá trị và chuẩn mực riêng với những biểu hiện riêng cụ thể và sinh động. - Huyết thống quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản đặc trưng của gia đình Do nhu cầu hết sức tự nhiên cần duy trì và phát triển nòi giống con người đã sáng tạo ra gia đình với tính cách một thiết chế xã hội. Trong gia đình cùng với quan hệ hôn nhân quan hệ huyết thống được coi là một quan hệ cơ bản nhất. Tuy nhiên ngay cả quan niệm về quan hệ này cũng có những thay đổi theo tiến trình lịch sử. Những sự thay đổi ấy được quy định chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế văn hoá chính trị của xã hội. Mặt khác quan hệ huyết thống ấy cũng gia nhập đan xen vào các quan hệ kinh tế - xã hội và chính trị xã hội của mỗi thời đại. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ huyết thống về đằng mẹ được coi như chuẩn mực để tính quan hệ thân tộc gần xa. Khi ấy gia đình được xây dựng trên cơ sở huyết thống mẫu hệ. Gia đình theo huyết thống về đằng cha gia đình phụ hệ được coi như một sự phủ định đối với gia đình mẫu hệ được hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện chế độ tư hữu. Những biểu hiện của bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ dù ở mức độ thấp gia đình mẫu hệ đến mức độ cao hơn và ngày càng gay gắt hơn gia đình phụ hệ gia đình chủ nô gia đình phong kiến gia trưởng gia đình tư sản chỉ có thể được khắc phục trong điều kiện khi mà chế độ tư hữu bị xoá bỏ chế độ sở hữu công cộng công hữu đối với các tư liệu sản xuất được xác lập. - Quan hệ quần tụ trong cùng một không gian sinh tồn Ngay từ đầu xuất phát từ yêu cầu được đặt ra trong quan hệ với tự nhiên và giữa con người với nhau cộng đồng gia đình đã luôn cư trú quần tụ trong một không gian sinh tồn. Lúc đầu là trong một hang đá hốc cây. sau là trong một mái nhà. Dù không gian sinh tồn ấy ngày càng mở rộng và chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế - xã hội nhưng nhu cầu .