Cấy ghép mắt nhân tạo - bước đột phá của y học Từ lâu, việc tìm ra giải pháp nhằm mang lại ánh sáng cho những người mắc bệnh khiếm thị luôn thôi thúc các nhà khoa học. Tại viện mắt Moorfield London - Anh, một ca phẫu thuật cấy ghép thành công mắt sinh học kèm theo các thiết bị điện tử vừa mang lại một bước đột phá mới. Sự thành công của việc thay thế mắt sinh học này đã giúp mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân bị khiếm thị bẩm sinh, đồng thời được. | Một số công nghệ đột phá trong y học Cấy ghép mắt nhân tạo - bước đột phá của y học Từ lâu việc tìm ra giải pháp nhằm mang lại ánh sáng cho những người mắc bệnh khiếm thị luôn thôi thúc các nhà khoa học. Tại viện mắt Moorfield -London - Anh một ca phẫu thuật cấy ghép thành công mắt sinh học kèm theo các thiết bị điện tử vừa mang lại một bước đột phá mới. Sự thành công của việc thay thế mắt sinh học này đã giúp mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân bị khiếm thị bẩm sinh đồng thời được đánh giá là một sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại. Sau khi áp dụng phương pháp cấy ghép mắt sinh học những tín hiệu đầu tiên đã cho thấy đôi mắt của bệnh nhân có khả năng phục hồi trở lại. Sau khi ghép mắt sinh học các bác sĩ đã gắn một chiếc camera và một thiết bị xử lý hình ảnh nhỏ bên trong một chiếc kính đeo mắt của bệnh nhân. Hệ thống camera và thiết bị này cho phép xử lý và tiếp nhận những hình ảnh xung quanh sau đó chuyển thành dữ liệu và qua một đường cáp nhỏ nối liền với một mạng điện cực được đặt ở võng mạc mắt. Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ cũng đã tạo ra trên võng mạc mắt một lớp các tế bào đặc biệt có khả năng tiếp nhận những tia sáng và những hình ảnh khi chúng đi tới mắt. Khi những điện cực được kích thích chúng sẽ gửi thông tin dọc theo dây thần kinh thị giác và đi tới não. Tại khu vực não chức năng những điểm sáng tối của hình ảnh sẽ được nhận biết tuỳ theo mức độ các điện cực được kích thích. Mắt nhân tạo. Cơ nhân tạo giúp lấy lại khả năng thị giác Các bác sĩ phẫu thuật thuộc trung tâm y tế UC Davis - California - Mỹ mới đây vừa đưa vào ứng dụng thành công một phương pháp mới giúp người khiếm thị có thể lấy lại chức năng thị giác. Phương pháp mới được sử dụng trong phẫu thuật là việc cấy một loại cơ nhân tạo với khả năng giúp người mù phân tích hình ảnh. Hệ thống cơ nhân tạo được ứng dụng một công nghệ đặc biệt gồm các điện cực bằng chì và silicon plymer cho phép tiếp nhận và truyền tín hiệu lên não giúp phân tích tín hiệu thu được từ mắt thành các hình .