căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về công chứng. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về phạm vi công chứng, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng. Điều 2. Công chứng Công chứng là việc công. | LUẬT CÔNG CHỨNG Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 Luật này quy định về công chứng. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về phạm vi công chứng công chứng viên tổ chức hành nghề công chứng thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng. Điều 2. Công chứng Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch khác sau đây gọi là hợp đồng giao dịch bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Điều 3. Nguyên tắc hành nghề công chứng 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 2. Khách quan trung thực. 3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng. 4. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Điều 4. Văn bản công chứng 1. Hợp đồng giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của Luật này gọi là văn bản công chứng. 2. Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây 1 a Hợp đồng giao dịch b Lời chứng của công chứng viên. 3. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Điều 5. Lời chứng của công chứng viên Lời chứng của công chứng viên phải ghi rõ thời gian địa điểm công chứng họ tên công chứng viên tên tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận người tham gia hợp đồng giao dịch hoàn toàn tự nguyện có năng lực hành vi dân sự mục đích nội dung của hợp đồng giao dịch không vi phạm pháp luật không trái đạo đức xã hội đối tượng của hợp đồng giao dịch là có thật chữ ký trong hợp đồng giao dịch là đúng chữ ký của người tham gia hợp đồng giao dịch có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Điều 6. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 1. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ .