Nền kinh tế thị trường luôn ẩn chứa rất nhiều rủi ro, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vai trò của NHNN vì thế lại càng trở nên quan trọng. Để có thể điều tiết cung cầu tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền thì CSTT phải đúng hướng và phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô. | Có thể thấy lượng tiền bơm – hút của NHNN đang dần giảm về qui mô số lượng. Đặc biệt sau một thời gian co hẹp và sụt giảm thì trong giai đoạn từ 2/8 đến 9/9 thì lượng tiền ròng của NHNN qua thị trường mở bằng 0. Lượng tiền bơm vào đúng bằng lượng hút ra, OMO lúc này chỉ mang tính duy trì, hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM. OMO bị thu hẹp có thể là do trong ngắn hạn các NHTM giao dịch qua thị trường liên ngân hàng bằng các khoản vay qua đêm với lãi suất thấp hơn, các NHTM phần nào đảm bảo được thanh khoản cho mình nên dần hạn chế qua OMO. Do đó, với mức thanh khoản ở mức trung bình, việc huy động qua OMO nếu có chỉ là mang tính bắt buộc. Sau một thời gian cân bằng bơm hút, NHNN tiến hành bơm ròng vào OMO, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong 1 khoảng thời gian (đặc biệt là bơm tiền giúp cho 5 ngân hàng đang kém thanh khoản nhất) trước khi NHNN lại tiến hành hút ròng vào đầu tháng 10 để tiếp tục thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ của mình. Bên cạnh đó, để ngăn chặn các NHTM chạy đua lãi suất gây khó khăn cả cho hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp sản xuất, NHNN đã ban hành chỉ thị 02 thể hiện quyết tâm hạ lãi suất và giữ trần lãi suất huy động ở mức 14% để tạo điều kiện kéo lãi suất cho vay về mức 17 – 19%. Việc bơm tiền và thực thi chỉ thị 02 đã giúp cho lãi suất liên ngân hàng, cũng như lãi suất huy động, cho vay giảm nhẹ và ổn định hơn.