Chế biến thủy sản là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Nhưng để cho thủy sản có giá trị sử dụng lâu hơn nữa thì phải cần có một hệ thống bảo quản tốt đó là hệ thống đông lạnh. | Để xuất khẩu thành công sang EU, bạn nên tìm hiểu thêm về môi trường cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh của bạn. Bước đầu tiên để tiến tới một sự am hiểu sâu sắc hơn là chuẩn bị một danh sách tất cả các đối thủ cạnh tranh với bạn. Có thể họ đến từ chính đất nước, lục địa của bạn, cũng có thể đến từ lục địa khác hoặc từ EU. Sau đó, bạn có thể thử so sánh năng suất chất lượng của công ty bạn với họ theo các thông số quan trọng. Quá trình này được coi là chuẩn mực. Trong nhiều trường hợp, những nhà sản xuất cá tại các nước đang phát triển hưởng lợi từ cách tiếp cận hiệu quả với nguồn tài nguyên cá, chi phí nhân công thấp hơn và giá nguyên liệu thô cũng thấp. Đặc biệt, với chi phí lao động tại các nước đang phát triển đang mang tới một cơ hội tốt để gia tăng giá trị thông qua nhiều quy trình chế biến ví dụ như phi lê cá. Ưu đãi về thuế quan là một yếu tố tích cực khác thúc đẩy việc nhập khẩu thủy hải sản từ các nước đang phát triển. Sự hỗ trợ từ các chính phủ Châu Âu thông qua các chương trình phát triển cũng được coi là một lợi thế cạnh tranh. Các yêu tố khác có thể làm suy yếu vị thế cạnh tranh của bạn, ví dụ như các công ty Châu Âu, có lợi thế là gần với khách hàng của họ, cả về vị trí địa lý lẫn về văn hóa, nói chung điều đó khiến việc tiếp thị sản phẩm và thông tin liên lạc dễ dàng hơn. Các quy tắc nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm cũng yêu cầu các nhà máy gia công thủy hải sản phải đầu tư cho hệ thống an toàn và chất lượng. Đáp ứng yêu cầu về an toàn có thể là nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà xuất khẩu từ một nước đang phát triển.