Tiểu luận pháp luật kinh doanh quốc tế

Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường hội nhập chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, giao dịch thương mại quốc tế ngày càng trở thành một phần hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta | Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với sự phát triền của nền kinh tế thế giới đang ngày một phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, liên kết buôn bán hàng hóa với doanh nghiệp các nước khác trên thế giới. Việc mở rộng ngoại thương không chỉ mang đến nguồn lợi nhuận to lớn cho các doanh nghiệp mà còn giúp phát triển nền kinh tế mới nổi của Việt Nam. Với tính chất phức tạp của một giao dịch hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được soạn thảo một cách chặt chẽ và đầy đủ nhằm tránh những tranh chấp và thiệt hại phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Các bên trong giao dịch buôn bán hàng hóa quốc tế có thể tự do lựa chon luật áp dụng cho hợp đồng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chon luật của Việt Nam hoặc các luật nước ngoài, điều ước quốc tế khác. Điều ước quốc tế phổ biến nhất hiện nay được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là Công ước Viên 1980 (CISG). Trong quá trình xây dựng luật Việt Nam, các nhà làm luật đã tham khảo Công ước Viên, do đó nhìn chung luật Việt Nam và CISG có tương đồng về những quy định cơ bản. Tuy nhiên, trong CISG có phần quy định chặt chẽ và cụ thể hơn so với luật của Việt Nam.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    83    1    01-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.