Tham khảo tài liệu 'đại cương ngôn ngữ học tập 1 part 7', khoa học xã hội, ngôn ngữ học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | ệ ĩ C biệt. Trubetskoy do hạn che về điều kiện kĩ thuật của thời đại chỉ dùng các đặc tính cấu âm thì R. Jakobson nhờ các máy móc âm học khá tinh xảo đã dùng các đặc tính âm học làm nét khu biệt âm vị học. Nghiên cứu hàng loạt những ngôn ngữ rất khác nhau thấy chỉ cần một so nét khu biệt là đủ đê miêu tả chúng. Khoảng 12 nét khu biệt như vậy l . Nhưng không phải tất cả các nét khu biệt đó đều xuất hiện trong tất cả các ngôn ngữ. Có những bằng chứng cho thấy rằng những sự khu biệt đối cực như giữa tính nguyên âm và tính phụ âm tắc giữa nguyên âm có độ mở cực đại a và có độ mở cực tiêu i hay giữa nguyên âm hàng trước i và nguyên âm hàng sau u là những khu biệt chung nhất và nguyên thủy nhát. Những khu biệt khác tế nhị hơn như khu biệt giữa các độ mở khác nhau giữa tính tròn môi và không tròn môi giữa phụ âm tắc và phụ âm xát kém phổ quát hơn và xuất hiện ở các thời kì sau của sự phát triển của ngôn ngữ sự phát triển lịch sử của ngôn ngữ dân tộc và phát triên ngôn ngữ của cá nhân . Dựa trên kết quả khảo sát ngôn ngữ trẻ em ngôn ngữ của những bệnh nhân bị bệnh mất ngôn aphasie R. Jakobson đề ra nguyên lí theo 1 12 nét khu biệt đó là nguyên âm - không nguyên âm. 2 phụ âm -không phụ âm 3 ngắt quãng - không ngắt quãng Hén tục 4 yết hầu - khồng yet hầu 5 không đều - đều đặn rezkii - nerezkii 6 hữu thanh - vô thanh 7 đặc - lỏng 8 thấp - cao 9 giảm bemolnưi - bình thường 10 tăng dieznưi - bình thường 11 căng - chùng 12 mũi - không mũi . Jakobson G. Gunnar. M. Fant M. Halle Preliminaries tơ speech analysis. Technical Report SỔ 13 tháng 6-1955 . 206 đó thì những khu biệt ngữ âm học đối cực cơ bản nhất có mặt trong tất cả các ngôn ngữ trẻ em học phát âm chúng trước nhất và những bệnh nhân mất ngôn mất khả năng phát âm chúng cũối cùng. Những khu biệt te nhị khác xuất hiện không đều trong các ngôn ngự trẻ em học phát âm chúng muộn hơn và những người mất ngôn mất khả năng phát âm chúng sớm hơn. Trẻ em học phát âm đầu tiên các nguyên âm mở như a với một phụ âm tắc như