vấn đề cơ bản về đói nghèo chất của nghèo - Nghèo được định nghĩa là sự bần cùng hóa về phúc lợi. Nhưng ‘tình trạng bần cùng hóa” là gì và làm thế nào để đo lường nó? | - Các nhà kinh tế nhìn chung đều cho rằng sự sằn sàng tiết kiệm cho tiêu dùng trong tương lai của người dân tăng lên cùng với thu nhập của họ. Một điều dường như khá tự nhiên là 1 người càng nghèo, thì càng ít có khả năng lập kế hoạch cho tương lai và tiết kiệm. Vì vậy ở các nước nghèo nơi mà hầu hết thu nhập được dùng cho các nhu cầu hiện tại – thường là nhu cầu bức thiết – tỷ lệ tiết kiệm quốc dân thường có khuynh hướng thấp. Ở các nước nghèo cộng với quy mô nền kinh tế nhỏ, tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn lý giải cho việc tiết kiệm được ít nguồn lực hơn cho nhu cầu đầu tư nội địa hết sức cần thiết cả về vốn vật chất và vốn con người. Chẳng hạn Châu Phi Hạ Xahara vẫn có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất và quy mô tiết kiệm nhỏ nhất. Ngược lại, ở các nước có thu nhập cao trong giai đọan 1996-2000, tỷ trọng tiết kiệm trong GDP nhỏ hơn ở 1 vài quốc gia đang phát triển nhưng quy mô tiết kiệm của họ lại lớn gần gấp 3 lần so với của tất cả các nứơc hợp lại. Song nếu không có các khoản đầu tư tư mới, năng suất của 1 nền kinh tế và thu nhập không thể tăng lên. Điều này khép kín cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Vậy liệu có phải các nước nghèo sẽ mãi mãi chịu cảnh đói nghèo hay không?