I MỤC TIÊU Nêu được định nghĩa dao động điều hòa. Nhận biết được dao động điều hòa dựa trên đồ thị dao động và phương trình dao động. Nêu được ý nghĩa của các đại lượng trong phương trình dao động (biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha). Vẽ được đồ thị dao động, đồ thị của hai dao động lệch pha trên cùng một trục tọa độ. II CHUẨN BỊ Giáo viên Một con lắc đơn có giá đỡ. Một đồng hồ đếm giây. Một thanh chắn thẳng đứng. Một bộ. | DAO ĐỘNG VÀ SÓNG CƠ HỌC I- MỤC TIÊU Nêu được định nghĩa dao động điều hòa. Nhận biết được dao động điều hòa dựa trên đồ thị dao động và phương trình dao động. Nêu được ý nghĩa của các đại lượng trong phương trình dao động biên độ chu kì tần số tần số góc pha . Vẽ được đồ thị dao động đồ thị của hai dao động lệch pha trên cùng một trục tọa độ. II- CHUẨN BỊ Giáo viên - Một con lắc đơn có giá đỡ. - Một đồng hồ đếm giây. - Một thanh chắn thẳng đứng. - Một bộ thiết bị ghi đồ thị dao động của con lắc đơn như ở hình SGK. III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. HS tự làm thí nghiệm để nhận biết một số đặc tính của chuyển động của con lắc đơn. GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm để nhận biết tính tuần hoàn của con lắc đơn. - Đánh dấu vị trí xa nhất của quả cầu để xem sau 10 dao động thì khoảng cách đến vị trí cân bằng có thay đổi không. - Dùng đồng hồ đeo tay để đếm thời gian của 10 20 30 dao động rồi tính thời gian trung bình thực hiện một dao động xem có thay đổi không. Từ kết quả TN đưa ra khái niệm dao động tuần hoàn. 2. Khảo sát quy luật biến thiên của li độ theo thời gian của con lắc đơn. Đưa ra định nghĩa dao động điều hòa. a GV biểu diễn TN ghi đồ thị dao động của con lắc đơn như ở Hình SGK. - Phân tích ý nghĩa của đồ thì dao động là cho biết sự biến thiên của li độ x theo thời gian t. - Đồ thị có dạng hình sin như dạng đường biểu diễn của hàm số sin hay côsin. x Acos t ọ 1 b GV nêu ra định nghĩa dao động điều hòa. Dao động có li độ x là một hàm số côsin của thời gian t biểu diễn bằng công thức 1 . c GV thông báo phương trình 1 gọi là phương trình của dao động điều hòa cho phép ta xác định được vị trí của vật theo thời gian. 3. Tìm hiểu ý nghĩa các đại lượng có mặt trong phương trình dao động gọi là các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà. GV hướng dẫn HS phân tích phương trình 1 để làm rõ ý nghĩa của các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa. Trước hết cần thông báo rằng trong phương trình 1 các đại lượng A ọ đều là các hằng số ứng với mỗi dao .