Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " VỀ MỘT BỘ PHẬN VĂN HỌC CÒN ÍT ĐƯỢC CHÚ Ý "

Trên thế giới, trung bình mỗi ngày có hàng trăm tác phẩm văn học bằng nhiều thứ tiếng được in ra. Liệu có ai hiểu hết bấy nhiêu ngôn ngữ để luôn đọc nguồn sách nguyên tác? Vì lẽ đó, việc dịch văn trở nên cần thiết và văn học dịch - bộ phận văn học được hình thành từ những tác phẩm ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nối những nhịp cầu thẩm mỹ - hữu nghị giữa các dân tộc. . | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 12 2002 VỀ MỘT BỘ PHẬN VĂN HỌC CÒN ÍT ĐƯỢC CHÚ Ý Nguyễn Đình Vĩnh Trường Hermann Gmeiner Đà Nằng Trên thế giới trung bình mỗi ngày có hàng trăm tác phẩm văn học bằng nhiều thứ tiếng được in ra. Liệu có ai hiểu hết bấy nhiêu ngôn ngữ để luôn đọc nguồn sách nguyên tác Vì lẽ đó việc dịch văn trở nên cần thiết và văn học dịch - bộ phận văn học được hình thành từ những tác phẩm ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nối những nhịp cầu thẩm mỹ - hữu nghị giữa các dân tộc. 1. Theo Lại Nguyên Ân việc dịch thuật mọi ngành nói chung và văn học nói riêng xuất hiện khi một dân tộc có ý niệm về kẻ khác . Cụ thể hơn nghĩa là những gì mà nguồn sách dịch mang lại phải đáp ứng yêu cầu tìm hiểu cái mới cái độc đáo từ bên ngoài. 65 Dựa trên những cứ liệu còn để lại thì chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam là một trong những nước có truyền thống dịch thuật tương đối lâu đời. Việc dịch thuật được mở đầu bằng hình thức dịch nói sau đó là dịch viết với sự chuyển ngữ từ tiếng Phạn tiếng Pa - li sang tiếng Hán từ tiếng Hán sang Nôm và đến thời hiện đại là từ nhiều ngôn ngữ nước ngoài khác sang quốc ngữ. Theo chúng tôi bộ phận văn học dịch quốc ngữ bắt đầu hình thành từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và nó liên tục phát triển trong hơn 100 năm qua. Ở quãng thời gian nửa đầu thế kỷ XX trong mối quan hệ cưỡng bức với Pháp chúng ta cũng đã tranh thủ dịch những tác phẩm hay của văn học Pháp và qua nguồn sách tiếng Pháp cũng chuyển dịch rất nhiều những văn phẩm của các nước khác Anh - Nga - Mỹ. Giao lưu với Trung Quốc trong chặng đường này có giảm nhưng vẫn còn khá chặt chẽ. Nhiều tác phẩm cổ điển và hiện đại của nước này cũng được dịch kịp thời đáp ứng sự mong đợi của công chúng. Từ 1945 đến 1975 do tình hình lịch sử - chính trị nước ta bị phân tuyến thành hai miền Nam Bắc vì vậy nguồn sách nước ngoài được dịch ở mỗi miền trong thời kỳ này là rất khác nhau. Ở miền Bắc do điều kiện khá khe khắt của lịch sử cộng với cái nhìn nặng về tính Đảng luồng

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.