Cây lạc (Arachis hypogaea L.), quá trình sinh trưởng phát triển của nó có thể chia làm 3 giai đoạn: Trước ra hoa, thời kỳ ra hoa và sau ra hoa. Thời gian trước ra hoa khoảng trên dưới 30 ngày tùy theo giống. Giai đoạn ra hoa có thể kéo dài trong khoảng 15- 20 ngày với vài đợt ra hoa. Giai đoạn này cùng đồng thời với quá trình sinh trưởng tăng sinh khối mạnh, hình thành tia quả và sự vận chuyển, tích lũy chất dinh dưỡng về tia quả non mới hình thành. . | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 12 2002 TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỔI CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SINH TRƯỞNG LIÊN QUAN ĐẾN Sự TẠO NĂNG SUẤT CỦA CÂY LẠC Nguyễn Quang Phổ Nguyễn Đình Thi Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế A. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lạc Arachis hypogaea L. quá trình sinh trưởng phát triển của nó có thể chia làm 3 giai đoạn Trước ra hoa thời kỳ ra hoa và sau ra hoa. Thời gian trước ra hoa khoảng trên dưới 30 ngày tùy theo giống. Giai đoạn ra hoa có thể kéo dài trong khoảng 15- 20 ngày với vài đợt ra hoa. Giai đoạn này cùng đồng thời với quá trình sinh trưởng tăng sinh khối mạnh hình thành tia quả và sự vận chuyển tích lũy chất dinh dưỡng về tia quả non mới hình thành. Giai đoạn sau ra 75 hoa là giai đoạn tiếp theo và cuối cùng của sự phát triển của chúng. Tuy nhiên giai đoạn này nếu quá trình quang hợpu được duy trì tốt thì sẽ quyết định rất lớn đến tỷ lệ quả chắc trọng lượng quả và hạt tức là ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất kinh tế. Như vậy mỗi giai đoạn sẽ có những phần đóng góp quan trọng khác nhau đến năng suất. Vì vậy nghiên cứu sự biến động các chỉ tiêu sinh lý và sinh trưởng có liên quan đến sự tạo năng suất lạc là rất cần thiết vì đó là cơ sở khoa học để tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất lạc. Đó là mục đích của vấn đề nghiên cứu được đặt ra. B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu theo các nội dung và phương pháp sau - Chọn các giống lạc nghiên cứu tương đối đặc trưng gồm có 6 giống Giấy Thừa Thiên Huế giống địa phương Sen Nghệ An Sen lai Rằn V79 LO5 LO2. - Nền phân bón chung được sử dụng 10 tấn phân chuồng 50 kg N 70 kg P2O5 60 kg K2O 300 kg vôi cho 1 ha 76 - Thời gian và địa điêm nghiên cứu Thí nhiệm được tiến hành trong vụ Xuân năm 2001 trên đất phù sa cổ không được bồi ở Trường đại học Nông Lâm Huế. .