Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường Thêm vào đó là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, làm cho hệ thống phân công lao động quốc tế theo lối áp đặt trực tiếp phải sụp đổ và thay thế bằng hệ thống phân công mới. | Ngày nay, trong thế giới luôn luôn có biến động không ngừng, xu thế hội nhập, toàn cầu hoá đang nổi lên chiếm vị trí chủ đạo khuynh hướng phát triển của thế giới trong thời gian tới. Mỗi quốc gia đều hiểu rằng không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung của thế giới hội nhập mở cửa đồng nghĩa hoà nhập trong xu thế đi lên của xã hội loài người; đóng cửa, biệt lập cũng đồng nghĩa với bảo thủ, tự giảm khả năng phát triển. Và trong quá trình hội nhập các quốc gia phải có biện pháp cụ thể để tận dụng ở mức tốt nhất những cơ hội để phát triển. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài mục đích này. Nhưng với một tiềm lực kinh tế còn hạn chế, Việt Nam đứng trước những thử thách, khó khăn to lớn. Trong đó nổi bật là nguy cơ tụt hậu khoảng cách phát triển với các quốc gia tiên tiến ngày càng mở rộng hơn. Đây là hạn chế, khó khăn căn bản bởi vì củng cố tiềm lực kinh tế càng mạnh sẽ có cơ hội trong việc giữ vị thế, tiếng nói chủ động trong quá trình hội nhập và đặc biệt thương mại quốc tế. Tuy nhiên với thành tựu đạt được qua thời gian gần 20 năm đổi mới cùng với chủ trương đúng đắn phát huy nội lực trong phát triển kinh tế, nước ta sẽ vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu tới năm 2020 trở thành quốc gia công nghiệp và xa hơn nữa, vươn lên sánh kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.