Nếu bạn thường làm việc với Delphi, nếu Delphi của bạn đã được cài đặt thêm rất nhiều các thành phần điều khiển (component) và nếu bạn luôn phải sử dụng rất nhiều component trong các dự án của mình thì có bao giờ bạn thấy mệt mỏi khi phải tìm đến biểu tượng component Palette mà mình mong muốn trên thanh công cụ Component hay không? | Lập trình thay đổi Component Palette của Delphi IDE Nếu bạn thường làm việc với Delphi nếu Delphi của bạn đã được cài đặt thêm rất nhiều các thành phần điều khiển component và nếu bạn luôn phải sử dụng rất nhiều component trong các dự án của mình thì có bao giờ bạn thấy mệt mỏi khi phải tìm đến biểu tượng component Palette mà mình mong muốn trên thanh công cụ Component hay không Component Palette của Delphi IDE đơn giản là một điều khiển dạng TAB với tiêu đề chỉ gồm một hàng duy nhất vì vậy sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm khi có quá nhiều component. Bài viết này nhằm giúp giải tỏa nỗi bức xúc trên bằng cách thiết lập thuộc tính Multi-lines cho điều khiển TAB Component Palette bằng những thủ thuật đơn giản mà có khi bạn không hề ngờ tới. Ở đây tôi sử dụng Delphi 7 tuy nhiên với các phiên bản thấp hơn cũng không có nhiều thay đổi. Giới thiệu về Delphi IDE Delphi IDE Integrated Development Environment là môi trường phát triển tích hợp của Delphi. Tùy thuộc vào từng phiên bản cụ thể của Delphi mà các thành phần của Delphi IDE cũng có những thay đổi nhất định. Chẳng hạn trong Delphi 7 IDE gồm có 5 thành phần chính đó là 1. Cửa sổ chính của Delphi Tên mã của cửa sổ này là TAppBuilder. Cửa sổ này bao gồm trình đơn các thanh công cụ và một bảng gồm các công cụ phát triển Component Palette . 2. Cửa sổ thiết kế FORM Đây chính là cửa sổ thực tế dành cho chương trình ứng dụng của bạn. Khởi đầu cửa sổ là một FORM trống mỗi khi bạn khởi động Delphi. 3. Cửa sổ Object Inspector Tên mã của cửa sổ là TPropertyInspector. Đây là cửa sổ cho phép bạn thay đổi các thuộc tính cho thành phần trên FORM như tiêu đề tên. một cách trực quan. 4. Cửa sổ soạn thảo mã lệnh Code Editor Tên mã của cửa sổ là TEditWindow. Đây là nơi thực sự thể hiện nội dung của chương trình là nơi bạn gõ lệnh thiết kế nội dung cho thủ tục cho hàm và cài đặt các phương thức cho lớp. 5. Cửa sổ Object TreeView Tên mã của cửa sổ là TObjectTreeView. Cửa sổ sẽ thể hiện cho bạn một cách trực quan thứ tự cha con .