Hoàng tử Hamlet, con vua Đan Mạch, được cua cha gửi sang trường đại học Wittemberg, nước Đức, để hoàn tất việc học. Đo1la2 một thiếu niên tài trí, một trang dũng kiệt, một văn nhân tao nhã, đóa hoa thơm và nguồn hy vọng vủ vương quốc. Nhưng trước khi khóa học chấm dứt, chàng bị trệu hồi về nước vì nhà vua đột ngột băng hà. Hamlet buồn khổ nhiều, bởi chàng rất mực yêu mến cha. | Bỗng nhiên có tiếng đồn lan khắp triều đình rằng hoàng tử Hamlet đã đổi hẳn tính nết: trang phục xộc xệch, áo mở phanh ngực, chàng đi lang thang, tất giày lem luốc bẩn thỉu, dây buộc cẩu thả, mặt mày tái xanh, bước ngả nghiêng với cái nhìn ảo não, như thể chàng vừa từ địa ngục thoát ra để gieo kinh hoàng cho con người; thỉnh thoảng chàng dừng lại, đăm đăm nhìn một khuôn mặt tình cờ bắt gặp, rồi thở dài, loạng choạng bước đi, đờ đẫn và ngơ ngác. Chẳng ai nhận ra chàng nữa, kể cả những bạn cũ hay quan thị vệ Polonius và tiểu thư Ophélia dịu hiền mà Hamlet vẫn thương yêu; hoàng hậu, mẹ chàng và vua Claudius, chú chàng, cũng thế. Nhà vua nghĩ –hay giả vờ nghĩ, và khối người e ngài không hề lầm - rằng hoàng tử trẻ bị khủng hoảng tinh thần bởi quá sầu muộn vì cái chết của vua cha. Đức vua và hoàng hậu giao cho hai người bạn thời thơ ấu của chàng là Rosencrantz và Guildenstern nhiệm vụ an ủi chàng, nếu có thể, và nhất là tìm hiểu chàng. Nhưng Hamlet nhanh ***ng hiểu ra cái lý do đích thực khiến chúng đến với chàng, nên liền tuôn ra với chúng những lời lẽ điên rồ, hai nghĩa. Theo chàng, Đan Mạch là một nhà ngục với ngục tối, xà lim và vọng canh; chàng có thể chui vào vỏ trái hồ đào và từ đấy, có thể xem mình như chúa tể nhiều lãnh thổ bao la cùng vô vàn những điều phi lý khác, nhưng chàng luôn tỏ vẻ hết sức trân trọng và lịch sự đối với hai người bạn. Và bởi chàng thú nhận rằng mình đã mất hết niềm hứng khởi và xao lãng mọi cuộc luyện tập, rằng chàng rất u buồn và phiền muộn, hai người bạn mới lưu ý chàng về đoàn hát mà trước đây chàng vẫn thích, vừa đến lâu đài. Trong lúc bàn tán về thành tích của nhóm kịch sĩ này so với các đoàn hát khác, Hamlet chợt nảy ra một ý định kỳ quặc, phù hợp với tâm trạng bối rối của chàng. Chàng tiếp đón niềm nở gánh hát rong, bàn luận về các vai trò và diễn viên, muốn được thưởng thức tức khắc cái trường đoạn mà chàng thích thú nhất –câu chuyện trong đó chàng Enée(2) kể cho nữ hoàng Didon(2) nghe người ta đã giết chết đức vua già Priam ra sao- rồi chàng nhờ quan thị vệ Polonius trông coi xếp đặt cho thỏa đáng việc ăn ở của đoàn hát. Sau đó, một mình với trưởng đoàn, hoàng tử yêu cầu hắn ta trình diễn một vở do mình chọn lựa, “Cái chết của vua Gonzague” và chen vào đó độ mười hai câu thơ do chàng sáng tác.