Trong nghiên cứu này, mô hình RAMS được sử dụng để mô phỏng sự phát triển của hoàn lưu khí quyển qui mô lớn thời kì bùng nổ gió mùa mùa hè khu vực Nam Bộ năm 1998 nhằm xác định những đặc trưng cơ bản và cơ chế hoạt động của bùng nổ gió mùa. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26 Sô 3S 2010 470-478 Hoàn lưu qui mô lớn thời kỳ bùng nổ gió mùa mùa hè trên khu vực Nam Bộ năm 1998 Bùi Minh Tuân Nguyễn Minh Trường Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 11 tháng 8 năm 2010 Tóm tắt. Trong nghiên cứu này mô hình RAMS được sử dụng để mô phỏng sự phát triển của hoàn lưu khí quyển qui mô lớn thời kì bùng nổ gió mùa mùa hè khu vực Nam Bộ năm 1998 nhằm xác định những đặc trưng cơ bản và cơ chế hoạt động của bùng nổ gió mùa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự bùng nổ gió mùa mùa hè khu vực Nam Bộ gắn liền với sự đảo ngược của gradient kinh hướng của nhiệt độ tại các mực trên cao và sự thay đổi cấu trúc của áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương. Trước thời điểm bùng nổ khoảng 3 ngày là sự xuất hiện của xoáy kép trên khu vực Sri Lanka ở phía nam vịnh Bengal và sự di chuyển lên phía bắc của dải áp thấp xích đạo. Những hình thế này gây ra sự thay đổi đột ngột của profile các biến khí quyển tạo điều kiện cho sự bùng phát đối lưu trên toàn khu vực. Từ khóa Hoàn lưu khí quyển qui mô lớn bùng nổ gió mùa gradient kinh hướng của nhiệt độ. 1. Mở đầu Bùng nổ gió mùa liên quan chặt chẽ đến sự thay thế đột ngột mùa khô bởi mùa mưa trong chu kì hàng năm và sự biến đổi của nó là nguyên nhân chính dẫn đến những thảm họa thiên nhiên như lũ lụt hạn hán trên một phạm vi rộng lớn. Do đó dự báo chính xác thời điểm bùng nổ và chu kì hoạt động của gió mùa có vai trò cực kì quan trọng đối với các hoạt động kinh tế xã hội quản lí tài nguyên nước và phòng chống thiên tai đặc biệt với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam. Trong khi gió mùa mùa hè Ân Độ và gió mùa mùa hè Đông Á là những gió mùa điển Tác giả liên hệ. ĐT 84-4-38584943. E-mail truongnm@ hình đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới Việt Nam bán đảo Đông Dương là khu vực chuyển tiếp giao tranh của các đới gió mùa lại chưa được nghiên cứu nhiều. Và cũng vì là khu vực chuyển .