GIỚI THIỆU Là thành viên chính thức của WTO, trong bối cảnh tốc độ toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng cao, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn,Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Một trong những thách thức đó là mức độ cạnh tranh tại thị trường trong nước, | MỘT SỐ YẾU TỐ TẠO THÀNH NĂNG LỰC ĐỘNG DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NUÔI DƯỠNG Trình bày Nguyễn Đình Thọ - Giảng viên Đại học Kinh tế Hôi thảo Năng lưc canh tranh đông của doanh nghiêp - 18 04 2009 MỘT SỐ YẾU TỐ TẠO THÀNH NĂNG LỰC ĐỘNG DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NUÔI DưỡNg Nguyễn Đình Thọ Trường ĐH Kinh tế TPHCM E-mail ndtho@. vn Nguyễn Thị Mai Trang ĐH Quốc gia TPHCM E-mail ntmtrang@ GIỚI THIỆU Là thành viên chính thức của WTO trong bối cảnh tốc độ toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng cao mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Một trong những thách thức đó là mức độ cạnh tranh tại thị trường trong nước ngày càng khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp Việt Nam DNVN cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình vì đó là chìa khóa dẫn đến thành công của tất cả các doanh nghiệp. Lý thuyết cạnh tranh phổ biến dựa vào nền tảng của lý thuyết kinh tế học tổ chức1 với tiền đề là các doanh nghiệp trong cùng một ngành có tính đồng nhất cao về mặt nguồn lực và chiến lược kinh doanh họ sử dụng. Lý thuyết cạnh tranh dựa vào sự khác biệt trong kinh tế học Chamberlin cho rằng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường không thể tồn tại lâu dài vì chúng có thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước2. Các tiền đề trên phù hợp khi phân tích vai trò của môi trường đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác các lý thuyết cạnh tranh này tập trung chính vào tác động của môi trường hơn là các thuộc tính khác biệt của doanh nghiệp idiosyncratic firm attributes vào vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp resource-based view of the firm3 ra đời và được xem một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu cạnh tranh của các doanh nghiệp4. Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp dựa vào tiền đề là các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường sử dụng