Giáo dục, từ bản chất, được xem là một dịch vụ công. D ịch v ụ công (public service) là dịch vụ do Nhà nước cung cấp cho dân qua các tổ chức Nhà n ước hay qua vi ệc h ỗ tr ợ tài chính cho các | Tuy vậy, cần lưu ý dịch vụ công là một loại dịch vụ không thể phó mặc cho thị trường (vốn có tính loại trừ, cạnh tranh, và vì lợi nhuận). Những ngành học rất cần cho tương lai quốc gia (như khoa học cơ bản) mà thị trường không thể đáp ứng đủ (do lý do lợi nhuận) sẽ không được các đại học tư chú ý đầu tư. Chúng ta đã thấy điều này trong thực tế: một thị trường tự do về giáo dục sẽ đào tạo quá nhiều cử nhân quản trị kinh doanh, vi tính, tiếng Anh, kế toán, bởi vì đào tạo những ngành trên đòi hỏi chi phí thấp, nhu cầu thị trường nhiều, thu lợi nhanh. Trong khi đó, việc đào tạo về khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), kỹ thuật và công nghệ cao không được các đại học tư quan tâm. Lý do vì đào tạo kỹ thuật thì cần đầu tư cho trang thiết bị, phòng thí nghiệm rất đắt tiền, xét trong ngắn hạn và xét về tỷ suất lợi nhuận đối với cơ sở đào tạo thì thấp. Thị trường giáo dục cũng không có động cơ để chú trọng đến ngành khoa học xã hội và nhân văn, dù đây là một ngành rất cần duy trì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế. Đại học tư cũng rất ít, thậm chí không đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Nếu nghiên cứu khoa học là một tiêu chuẩn của một “đại học”, có thể nói rằng phần lớn các đại học tư hiện nay ở Việt Nam chỉ là những cơ sở dạy nghề, chứ không phải “đại học”.