Việc hình thành và thực hiện Đề tài "Xây dựng hệ thống Thuật ngữ và Danh pháp hoá học Việt Nam" (dưới đây gọi tắt là Đề tài) do Hội Hoá học Việt Nam chủ trì (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam quản lý) có ý nghĩa rất to lớn đối với những người học hoá học, dạy và nghiên cứu hoá học, sản xuất hoá chất cũng như đối với tất cả những ai có quan hệ với tên gọi các đơn chất và hợp chất hoá học. Từ khi đất nước ta. | về cách gọi tên các nguyên tố hoá học Việc hình thành và thực hiện Đề tài Xây dựng hệ thống Thuật ngữ và Danh pháp hoá học Việt Nam dưới đây gọi tắt là Đề tài do Hội Hoá học Việt Nam chủ trì Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam quản lý có ý nghĩa rất to lớn đối với những người học hoá học dạy và nghiên cứu hoá học sản xuất hoá chất cũng như đối với tất cả những ai có quan hệ với tên gọi các đơn chất và hợp chất hoá học. Từ khi đất nước ta tiếp cận với các lĩnh vực khoa học tự nhiên đã có nhiều học giả quan tâm đến việc phiên chuyển các thuật ngữ khoa học sang Tiếng Việt mà người có đóng góp nhiều nhất và có giá trị nhất là GS Hoàng Xuân Hãn. Những đề xuất của GS Hoàng Xuân Hãn đã đặt nền móng cho việc Việt hoá các danh từ khoa học góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa hoc tự nhiên ở nước ta. Sau GS Hoàng Xuân Hãn rõ nhất là sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc ở miền Bắc cũng như miền Nam đã có những văn bản quy định cách gọi tên các nguyên tố các hợp chất hoá học cũng như các thuật ngữ hoá học trong đó với tư cách là những nhà hoá học tiêu biểu các GS Nguyễn Thạc Cát và Lê Văn Thới đã có những đóng góp quan trọng. Tuy vậy hiện nay việc phiên chuyển tên các nguyên tố cũng như các hợp chất hoá học từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt về tổng thể thì là còn chưa thống nhất còn đi vào từng cá thể thì khá tuỳ tiện thậm chí trong giới đại học và nghiên cứu tình trạng đó càng nặng nề. Chính vì vậy nhu cầu xây dựng một hệ thống danh pháp và thuật ngữ hoá học thống nhất là việc làm có tính cấp bách và đó chính là lý do mà Hội Hoá học Việt Nam quyết tâm đề xuất và thực hiện Đề tài này. Theo đa số ý kiến của những người tham gia giai đoạn đầu của Đề tài là thống nhất có thể chưa phải hoàn toàn tên gọi các nguyên tố hoá học trong Bảng tuần hoàn. Những kết quả nhận được trong giai đoạn này sẽ là cơ sở quan trọng để xử lý các phương án gọi tên các hợp chất hoá học sau này. Sau một số cuộc thảo luận trong tập thể các thành viên tham gia