Mục đích, nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các thành phần giống loài tảo silic trong trầm tích Pleistocen muộn - Holocen - Xác định các phức hệ giống loài tảo silic đặc trưng chỉ thị môi trường trầm tích và thay đổi mực nước biển tam giác châu sông Cửu Long trong giai đoạn cuối Pleistocen - Holocen - Khôi phục điều kiện môi trường thành tạo trầm tích chứa tảo silic, phác họa cổ địa lý và | Hội nghị tổng kết NCCB trong KHTN khu vực phía Nam năm 2005 CÁC PHỨC HỆ TẢO SILIC DIATOM VÀ CỔ MÔI TRƯỜNG CỦA trầm tích PLEISTOCEN muộn - HOLOCEN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Mã số đề tài 75- 08- 04 Chủ nhiệm đề tài THỊ KIM OANH Cơ quan công tác Phân viện Địa Lý tại TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ liên lạc 01 Mạc Đĩnh Chi Quận 1 TP. Hồ Chí Minh Điện thoại 08-8220829 Thành viên tham gia 02 1. Mục đích nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các thành phần giống loài tảo silic trong trầm tích Pleistocen muộn - Holocen - Xác định các phức hệ giống loài tảo silic đặc trưng chỉ thị môi trường trầm tích và thay đổi mực nước biển tam giác châu sông Cửu Long trong giai đoạn cuối Pleistocen - Holocen - Khôi phục điều kiện môi trường thành tạo trầm tích chứa tảo silic phác họa cổ địa lý và lịch sử phát triển địa chất khu vực trong giai đoạn cuối Pleistocen - Holocen. 2. Kết quả nghiên cứu về mặt khoa học - Xác định thành phần giống loài và sự biến đổi môi trường sinh thái tảo silic trong các lỗ khoan. Các phức hệ tảo silic điển hình chỉ thị môi trường cửa sông vịnh biển biển nông-pro delta và bãi thủy triều đã được xác định. - Phức hệ tảo silic thuộc nhóm nước mặn phù du gồm Coscinodiscus radiatus C. nodulifer Thalassiosira excentrica và Thalassionema nitzschioides chỉ thị môi trường vịnh biển mở ứng với giai đoạn biển tràn cực đại Holocen giữa khoảng năm cách nay đã được kiểm chứng và so sánh trong đồng bằng. - Kết hợp kết quả phân tích thạch học cấu trúc trầm tích những biến đổi sinh địa tầng của tảo silic trùng lỗ và tuổi tuyệt đối C14 đã xác định các môi trường trầm tích tương ứng với sự dao động mực nước biển trong giai đoạn Pleistocen muộn -Holocen. Sự khác biệt về cơ chế thành tạo và phát triển tam giác châu ở vùng giữa sông Tiền sông Hậu và bán đảo Cà Mau đã được xác định. - Quá trình tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ sông Cửu Long thay đổi từ hệ thống tam giác châu triều ưu thế từ năm cách nay sang hệ thống tam giác châu sóng-triều ưu thế sau năm. .