Sự phân loại hiện nay thường được nhiều người chấp nhận nhất là sự phân loại các ngôn ngữ trên thế giới thành 4 loại hình: • loại hình khuất chiết • loại hình chắp dính • loại hình đơn lập • loại hình lập khuôn 1. Loại hình khuất chiết. Loại hình này còn được gọi là ngôn ngữ hoà kết, ngôn ngữ hình thức, ngôn ngữ hữu cơ. Đặc điểm của loại hình này là: quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ở ngay trong bản thân từ nhờ từ có biến hình ở trong câu nói. | Phân loại các loại hình ngôn ngữ Sự phân loại hiện nay thường được nhiều người chấp nhận nhất là sự phân loại các ngôn ngữ trên thế giới thành 4 loại hình loại hình khuất chiết loại hình chắp dính loại hình đơn lập loại hình lập khuôn 1. Loại hình khuất chiết. Loại hình này còn được gọi là ngôn ngữ hoà kết ngôn ngữ hình thức ngôn ngữ hữu cơ. Đặc điểm của loại hình này là quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ở ngay trong bản thân từ nhờ từ có biến hình ở trong câu nói 1 . Trong từ - một trong những đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ loại hình này - có sự đối lập giữa căn tố với phụ tố căn tố và phụ tố nói chung là các hình vị trong từ kết hợp chặt chẽ với nhau hoà làm một khối giữa phụ tố và các ý nghĩa mà chúng diễn đạt không có một sự tương ứng đơn giản kiểu một đối một một phụ tố - một ý nghĩa . Ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết còn có thể chia nhỏ ra thành a Ngôn ngữ tổng hợp tức là ngôn ngữ có đầy đủ các đặc điểm loại hình vừa nêu trên b Ngôn ngữ phân tích là ngôn ngữ trong đó hiện tượng biến hình của từ đã có phần giảm bớt đi và thay vào đó người ta dùng hư từ dùng trật tự từ dùng ngữ điệu để diễn đạt quan hệ ngữ pháp 2. Loại hình chắp dính Ngôn ngữ thuộc loại hình này còn được gọi là ngôn ngữ niêm kết. Đặc điểm của loại hình này là quan hệ ngữ pháp cũng diễn đạt bên trong từ trong từ cũng có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố nhưng căn tố ít biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ còn phụ tố thì kết hợp một cách cơ giới với căn tố mỗi phụ tố thường diễn đạt một ý nghĩa nhất định quan hệ 1-1 . Loại hình khuất chiết và loại hình chắp dính là hai loại hình đã được xác định từ lâu ngay từ khi hướng loại hình học mới bắt đầu được hình thành. Hiện nay cũng không có ai nghi ngờ về sự tồn tại của hai loại hình này và cũng không có ai phản bác gì về những ngôn ngữ đã được quy vào hai loại hình này. Từ trước đến nay ai ai cùng đều nhất trí rằng các ngôn ngữ Ấn-Âu như tiếng Phạn tiếng Hi Lạp cổ tiếng Latin các tiếng Xlavơ Slavic languages các tiếng Giecmanh .