Sự kế thừa và phát triển các nguyên tắc phân loại loại hình ngôn ngữ

Từ loại hình học cổ điển đến loại hình học hiện đại* Loại hình học là một ngành có lịch sử khá lâu đời. Tuy nhiên gần đây ngành này mới có những bước phát triển mạnh mẽ. Vì là một ngành khoa học nên nó cũng có nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Theo các nhà ngôn ngữ học hiện đại, loại hình học có hai nhiệm vụ cơ bản: - Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ và tiến hành phân loại ngôn ngữ về mặt loại hình; - Nghiên cứu các. | Sự kế thừa và phát triển các nguyên tắc phân loại loại hình ngôn ngữ Từ loại hình học cổ điển đến loại hình học hiện đại Loại hình học là một ngành có lịch sử khá lâu đời. Tuy nhiên gần đây ngành này mới có những bước phát triển mạnh mẽ. Vì là một ngành khoa học nên nó cũng có nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Theo các nhà ngôn ngữ học hiện đại loại hình học có hai nhiệm vụ cơ bản - Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ và tiến hành phân loại ngôn ngữ về mặt loại hình - Nghiên cứu các đặc điểm chung nhất của ngôn ngữ loài người để từ đó xây dựng các phổ niệm ngôn ngữ. Để làm được nhiệm vụ phân loại ngôn ngữ về mặt loại hình các nhà loại hình học đã phải căn cứ trên các nguyên tắc phân loại của mình. Trong bài tiểu luận này chúng tôi tiến hành khảo sát các quan điểm và từ đó đưa ra nhận xét về sự kế thừa và phát triển các nguyên tắc phân loại loại hình ngôn ngữ từ loại hình học cổ điển đến loại hình học hiện đại thế kỉ XX. Trong thời kì này chúng tôi chia thành 4 giai đoạn 1- Loại hình học trong thế kỉ XIX 2- Loại hình học đầu thế kỉ XX 3- Loại hình học hiện đại khuynh hướng định chất 4- Loại hình học hiện đại khuynh hướng định lượng Ở mỗi giai đoạn này chúng tôi nghiên cứu các quan điểm của các tác giả tiêu biểu. Từ đó chúng tôi rút ra những nhận xét. 1. Loại hình học trong thế kỉ XIX . F. Schlegel Ông là tác giả cuốn Bàn về ngôn ngữ và tài trí của người Ấn Độ 1808 . Trong cuốn này ông đã đưa ra nguyên tắc phân loại loại hình ngôn ngữ dựa vào đặc điểm hình thái học mà cụ thể là hiện tượng biến hình của các căn tố. Và cho rằng loại hình ngôn ngữ phải là một loại khái niệm có nét gần gũi với khái niệm tinh thần dân tộc. Do đó ông chia các ngôn ngữ thế giới thành hai loại - Loại ngôn ngữ khuất chiết có đặc điểm phong phú vững bền sống mãi. - Loại ngôn ngữ chắp dính có đặc điểm thiên tiên bất túc nghèo nàn máy móc cơ giới. Và theo ông ngôn ngữ nào cũng sinh ra và tồn tại mãi trong một loại. . A. Schlegel Ông là anh trai của F. Schlegel. Trong cuốn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.