Lê Đình Tư 1. Sự phát triển của hệ thống ngữ pháp từ Trung đại đến Hiện đại Song song với sự phát triển của hệ thống ngữ âm và từ vựng, hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt cũng đã thay đổi khá nhiều để trở thành công cụ giao tiếp ngày càng hiện đại hơn. Quá trình phát triển hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt có thể chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn Trung đại ước chừng kéo dài từ đầu thế kỉ 16 cho đến đầu thế kỉ 19. Đây là giai đoạn bắt. | Tiếng Việt trên con đường chuẩn hóa Lê Đình Tư 1. Sự phát triển của hệ thống ngữ pháp từ Trung đại đến Hiện đại Song song với sự phát triển của hệ thống ngữ âm và từ vựng hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt cũng đã thay đổi khá nhiều để trở thành công cụ giao tiếp ngày càng hiện đại hơn. Quá trình phát triển hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt có thể chia thành hai giai đoạn - Giai đoạn Trung đại ước chừng kéo dài từ đầu thế kỉ 16 cho đến đầu thế kỉ 19. Đây là giai đoạn bắt đầu có sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ châu Âu mà trước hết là tiếng Tây Ban Nha sau đó là tiếng Pháp và đến các ngôn ngữ châu Âu khác. Kết quả của quá trình tiếp xúc này là tiếng Việt đã thay đổi ở cả ba khía cạnh khía cạnh chữ viết dùng chữ Latinh thay cho chữ Hán khía cạnh từ vựng và đặc biệt là khía cạnh cấu trúc ngữ pháp. Một ví dụ Trước kia trong ngôn ngữ văn học người ta rất hay sử dụng cách viết các câu đối xứng từng đôi một gọi là văn biền ngẫu . Ví dụ Một cành hoa trong vườn nhà vua Một vầng trăng ở dưới ao tiên. Mạc Đĩnh Chi Đó là một lối viết rất gò bó và thường phù hợp với các kiểu câu trong thơ hay văn tế. Trong khi đó cuộc sống và thế giới hiện đại rất phong phú đòi hỏi phải có những cấu trúc phức tạp hơn và tự do hơn. Hơn nữa trong quá trình dịch các tác phẩm văn học truyện ngắn tiểu thuyết hoặc khoa học của các tác giả châu Âu sang tiếng Việt các dịch giả Việt Nam cũng đã bắt đầu tiếp nhận những cách viết của người châu Âu từ đó bổ sung các cấu trúc mới hoặc cải tiến các cấu trúc cũ của tiếng Việt. Tuy nhiên giai đoạn này cách viết cũ vẫn còn được sử dụng khá phổ biến. - Từ giữa thế kỉ 19 tiếng Việt đã phát triển sang giai đoạn tiếng Việt hiện đại. Ở giai đoạn này tiếng Việt tiếp tục hoàn thiện cấu trúc của mình để đáp ứng những yêu cầu khác nhau cộng đồng người Việt trong việc sử dụng nó làm công cụ giao tiếp và tư duy. Vào thời kì đầu của giai đoạn này tiếng Việt có sự tiếp xúc sâu đậm với ngôn ngữ văn học và văn hoá Pháp. Trong điều kiện đó tiếng Việt một mặt cố gắng .